LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
Hậu quả đáng sợ vì thói quen ai cũng mắc khi bế trẻ em |
Thứ ba, 06 Tháng 12 2016 10:49 |
Nhiều người có thói quen hễ bế trẻ là rung lắc, đu đưa. Ít người để ý rằng hậu quả lại vô cùng nặng nề. Thậm chí việc này có thể biến trẻ thông minh thành thiểu năng trí tuệ.Theo truyền hình Giang Tô (TQ) đưa tin, bé Bé Vệ Vệ, 3 tháng tuổi, đang nằm viện trong cơn nguy kịch, đầu dán bông gạc sau khi mổ não . Sự việc đau lòng này bắt đầu từ thói quen của người lớn. Mỗi khi trẻ khóc thường bế xốc lên và đung đưa. Đôi khi, trẻ càng khóc to thì người bế lại càng rung lắc mạnh hơn để mong bé nín. Theo lời ông Hàn, ông nội của bé, lúc bế cũng chỉ rung lắc một lúc rồi thôi. Khoảng 20 phút thì ông lắc có mạnh 2 lần. Không ngờ sau đó thấy bé có biểu hiện bất thường, phải đưa vào viện khám. Bác sĩ Triệu Đông Lượng, Trưởng khoa Thần kinh BV Đại học Tô Châu (TQ) cho biết, kết quả chụp phim cho thấy não của bé bị tổn thương, có nhiều dịch ứ, dù đã phẫu thuật nhưng có thể vẫn để lại di chứng về sau, phải theo dõi thêm. Hãy dành vài phút để xem video, bạn sẽ rút được kinh nghiệm cho riêng mình nếu cần phải chăm sóc trẻ. Bác sĩ Lượng nhắn nhủ, trẻ nhỏ não bộ đang trong quá trình phát triển, kết cấu lỏng lẻo, mọi sự kết nối giữa các bộ phận đều non nớt. Nếu bế rung lắc trẻ quá mạnh vô tình làm cho não bị di duyển, gây tổn thương khó nhận biết. Theo y tá khoa nhi Triệu Minh Quyên, trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh, cô thấy rất nhiều người bế trẻ lắc lư đung đưa như một thói quen khó bỏ. Nhiều người thậm chí còn tung trẻ lên cao như tung quả bóng. Chị nhắc nhở, tốt nhất khi bế trẻ nên giữ nguyên cơ thể trẻ một cách ổn định, không lắc trẻ sang hai bên, không vừa bế vừa rung, đặc biệt không bế bé dựng đứng và lắc lên lắc xuống. Một bé gái khác, 3 năm trước cũng đã từng vào viện để mổ não hút dịch do bị rung lắc khi bế. Đến nay đã hơn 3 tuổi, sức khỏe có sự hồi phục nhưng vẫn mang theo những di chứng vĩnh viễn. Mẹ bé cho biết, một lần cô ra ngoài và nhờ bố của bé chăm con. Có thể do thiếu kinh nghiệm và nóng nảy khi dỗ bé nên anh đã rung lắc mạnh khiến cho não bé bị tổn thương, phải nhập viện và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật. Chúng ta hãy nhìn biểu hiện của bé để biết hậu quả của việc rung lắc nhiều như thế nào. Hãy dừng ngay việc này và chia sẻ cho những người có con nhỏ biết càng sớm càng tốt. Theo Soha Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|