LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG |
Thứ tư, 04 Tháng 7 2018 14:48 |
Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.. Do đó, bệnh lây trực tiếp khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh và lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào thời điểm giao mùa và thường ở những trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Những lưu ý dành cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, và cách phòng ngừa: 1. Bôi thuốc vào miệng. Bệnh chân tay miệng gây ra loét ở miệng làm trẻ đau, ăn uống kém, quấy khóc, khó chịu. Khi trẻ có những vết loét ở miệng, bố mẹ chỉ sử dụng thuốc bôi theo toa của bác sĩ và bôi thuốc trước bữa ăn cho trẻ để trẻ đỡ đau, đỡ quấy khóc, có thể ăn uống được. Khi trẻ bị sốt, bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, bố mẹ nên để con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi cho trẻ, thường xuyên lau nách, bẹn, cổ cho trẻ bằng nước ấm. 2. Dinh dưỡng khi trẻ bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em không cần kiêng cữ, hạn chế đồ ăn cho trẻ.. Vì trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi, hay quấy khóc nên bố mẹ hãy để trẻ ăn những đồ mà trẻ thích. Thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn. Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần, thời gian cho bú, vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày (vì trẻ đau miệng), mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc... đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ và không dám ăn. Không nên cho trẻ uống nước nóng hoặc lạnh quá làm trẻ đau miệng. Thêm nữa, bố mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước hoa quả để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn thương . 3. Súc miệng đúng cách. Các nốt phỏng mọc trong miệng khiến trẻ đau không ăn được, không cho vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng... Đồng thời, nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, có thể làm trợt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng. Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. 4. Vệ sinh đồ dùng của trẻ. Người lớn có kháng thể nên rất ít bị bệnh tay chân miệng, trẻ lớn cũng sẽ tự khỏi nhanh, chỉ có đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc phải. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bố mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần.
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, bố mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần. (Ảnh minh họa) Khi trong nhà có trẻ bị bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần quản lý đồ dùng, đồ chơi, đặc biệt quản lý phân, tã lót trong nhà vệ sinh cẩn thận. Sau khi trẻ đi vệ sinh, tốt nhất bố mẹ nên lau sàn nhà và nhà vệ sinh bằng chất khử trùng. Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ, lau các dụng cụ, bề mặt trẻ hay tiếp xúc bằng xà phòng. Các biện pháp làm sạch đồ chơi cho trẻ: - Đồ chơi chung: + Khử trùng hằng ngày hoặc mỗi buổi + Rửa với xà bông, nước và lau bằng khăn sát trùng. - Đồ chơi rửa được trong nước: + Ngâm (nước ấm) với xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, hong khô. + Hoặc ngâm trong thuốc tẩy (pha loãng 1:50) và hong khô. + Hoặc lau bề mặt bằng gạc cồn - Đồ chơi không rửa được bằng nước: Lau sạch gạc cồn, lưu ý các góc, hốc, chỗ nứt. Ngoài ra, bố mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng… và không cho trẻ bị bệnh dùng chung các vật dụng gia đình để phòng tránh lây lan 5. Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay ? Một trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: - Sốt cao (từ 38,5oC trở lên) - Ói nhiều - Giật mình, hốt hoảng - Run chi - Yếu liệt tay hoặc chân 6. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: - Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước; - Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; - Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh; - Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; - Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; - Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho; - Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách; - Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ. Khoa Nhiễm
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|