imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Thứ năm, 21 Tháng 3 2019 10:17

 

TTYT HÀM THUẬN BẮC            BÀI TUYÊN TRUYỀN

KHOA KHÁM BỆNH

Hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường và cách phòng ngừa

 

Hạ đường huyết, hay được biết đến là "đường huyết thấp" xảy ra khi lượng glucose trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Glucose là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi nồng độ đường huyết hạ quá thấp, tế bào và cơ não không có đủ năng lượng để hoạt động đúng cách. Hạ đường huyết có thể là hậu quả của bệnh tiểu đường hoặc phản ứng đối với thực phẩm (hoặc do ăn không đủ). Hạ đường huyết thường dẫn đến sự sụt giảm nồng độ đường trong máu một cách đột ngột và nếu không được chữa trị kịp thời, hạ đường huyết có thể gây lú lẫn, đau đầu, ngất xỉu và thậm chí là co giật, hôn mê, tử vong ở những trường hợp nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa:

1/Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng thuốc, bao gồm Insulun và các thuốc uống điều trị tiểu đường khác.

2/ Kiểm tra đường huyết đều đặn. Người bị đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là ngay khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi ăn.

3/ Nên ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa ăn phụ trong suốt cả ngày và sắp xếp thời gian sao cho khoảng cách giữa bữa chính và bữa ăn nhẹ cách đều nhau, bỏ một bữa nhẹ hoặc ăn muộn hơn bình thường có thể dẫn đến hạ đường huyết. Sắp xếp các bữa ăn sao cho không cách nhau quá 4-5 tiếng. Không bỏ bữa đối với người bị tiểu đường..

4/Tuân thủ chế độ ăn cân bằng. Bữa ăn chính nên bao gồm thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá hoặc thịt bò, khoảng 90-120 g. Nếu là người ăn chay, bạn nên bổ sung protein từ nguồn khác như trứng, đậu phụ, đậu nành hoặc sữa chua. Ngoài protein, bữa ăn còn phải có các Cacbon-hydrat phức hợp từ nguồn gạo lứt, đậu, bánh mì nguyên hạt và những loại hoa quả như: cam, đào, nho, việt quất, dâu tây, dưa hấu …không nên quá ăn kiên.

5/Hạn chế tiêu thụ caffeine. Tránh tiêu thụ thức uống và thực phẩm chứa hàm lượng caffeine cao, bao gồm cà phê, trà và nhiều loại soda.

6/Nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết, bạn nên mang theo món ăn nhẹ bên mình những thực phẩm tiện lợi và tốt cho sức khỏe gồm có phô mai sợi, các loại hạt, sữa chua, hoa quả và sinh tố… 

7/Tập thể dục đúng thời điểm. Tập thể dục rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì sẽ giúp hạ nồng độ glucose trong máu. bạn chỉ nên tập sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng gồm những môn như: đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe đạp. Thời gian tập luyện đều mỗi ngày là 30 – 60 phút/ lần tập và 4 – 7 lần/ tuần. Không tập trong môi trường quá nóng, hoặc quá lạnh.

8/Điều trị cơn hạ đường huyết. Khi có triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết, bạn nên ăn ngay một trong các món nhẹ như: 

-120 ml nước ép hoa quả (cam, táo, nho,...)

-120 ml soda thông thường (không phải soda giảm cân)

-240 ml sữa

-5-6 viên kẹo

-1 thìa mật ong hoặc đường

Ngày 18/2/2019                                                                           C V T

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm