imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

BỆNH THỦY ĐẬU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Thứ năm, 21 Tháng 3 2019 10:47

 

Bệnh thủy đậu và những điều cần biết

1. Nguyên nhân
- Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do một chủng virus herpes là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trẻ em nhóm tuổi đi học. Trẻ em 2-5 tuổi là nhóm dễ bị virus xâm nhập nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, tuy nhiên nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát.

 

2. Nguồn bệnh

- Là bệnh nhân thuỷ đậu, bệnh nhân có khả năng lây nhiễm từ cuối thời kỳ nung bệnh tới khi ban đóng vẩy.

- Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh thuỷ đậu sau khi tiếp xúc với người lớn bị bệnh Herpes Zoster, nhưng người lớn ít khi mắc bệnh Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em thuỷ đậu.

3. Đường lây

- Bệnh thuỷ đậu lây theo đường hô hấp do vi rút trong nước bọt và dịch ở họng bệnh nhân tung ra môi trường xung quanh. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, gây nhiễm cho trẻ em khác chưa bị bệnh. Cửa vào chủ yếu là niêm mạc đường hô hấp, cũng có thể là đường tiêu hoá, kết mạc mắt nhưng hiếm gặp.

- Thông thường từ lúc nhiễm phải vi khuẩn đến lúc phát bệnh khoảng 2 tuần. 
4. Triệu chứng

- Thủy đậu thường không phát bệnh ngay khi virus xâm nhập mà ủ bệnh chừng 13-15 ngày. Trẻ mắc bệnh vẫn ăn, tham gia hoạt động vui chơi bình thường, nếu cha mẹ lơ là sẽ không nhận ra thân nhiệt trẻ có thay đổi hoặc trẻ gãi ngứa trên người. Có khi phụ huynh tình cờ phát hiện một vài nốt lốm đốm đỏ trên đầu hay ở tay trẻ nhưng nghĩ rằng do côn trùng .

- Thuỷ đậu thể thông thường điển hình

Thời kỳ nung bệnh: Từ 14-17 ngày (10-21 ngày thường không có triệu chứng lâm sàng).

Thời kỳ khởi phát: Khoảng 1 ngày có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp sốt cao 39 độ, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

 

Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc ban): Ban thuỷ đậu xuất hiện nhanh ngay từ những ngày đầu của bệnh. Ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc sốt nhẹ ở trẻ em, kèm theo sốt cao và tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng ở người lớn

NHIEM 1

Hình ảnh bệnh nhân P.N.P 20 tuổi, đang điều trị tại khoa Truyền Nhiễm)

 

 

 

Ban thuỷ đậu có đặc điểm:

 

Thoạt đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phổng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng, nốt thuỷ đậu trở thành có hình cầu nổi trên mặt da 2mm, có đường kính khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm, một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm.

 

Ban thuỷ đậu mọc rải rác toàn thân, có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, mặt trước da chân, tay thưa hơn ở mặt ở lòng bàn chân, tay hầu như không có. Nhưng ban thuỷ đậu ở chân tóc thì bao giờ cũng có.

 

Nốt phỏng thuỷ đậu chỉ có một ngăn nên khi dùng kim chọc vào thì xẹp ngay.

NHIEM 2

Ban mọc thành nhiều đợt (3-4 ngày một đợt) vì vậy trên một vùng da thấy có đủ các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau.

 

Trong niêm mạc miệng cũng có những nốt phổng, như ở trong lưỡi vòm họng, khi các nốt phổng vỡ tạo thành các nốt loét nông, hình tròn hoặc bầu dục, làm bệnh nhân chảy nước dãi, nuốt đau ít thấy ban mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ.

 

Bệnh nhân thường ngứa nhiều khi ban mọc, các nốt phổng vỡ dễ bội nhiễm, hạch ngoại vi có thể xưng.

 

Sau từ 4-6 ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm , vảy bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm
5. Biến chứng của bệnh thủy đậu
- Khi mụn thủy đậu bị vỡ vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm khuẩn ngoài da để lại sẹo xấu.
- Một số trường hợp nặng gây Viêm phổi; Viêm não gây liệt, hôn mê…
- Ở phụ nữ có thai, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. 
6. Điều trị bệnh thủy đậu: Điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Tại nhà:
- Để người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí…
- Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Thay quần áo, tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.
- Cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
Đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại cơ sở y tế
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện như bị sốt trên 38độ C dùng các thuốc hạ sốt thông thường.
- Bôi dd xanh Metylen lên các nốt phỏng ngày 2 lần sáng – chiều.
- Nếu có ngứa dùng các thuốc kháng Histamin.
- Dùng thuốc kháng vi rút acyclovir sớm trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.
- Trong trường hợp có biến chứng: Tổn thương viêm da mủ cần điều trị bằng kháng sinh.
Chú ý:
- Người bệnh không nên tự ý dùng các loại lá cây… bôi đắp lên nốt phỏng.
- Không tự ý dùng thuốc uống hay bôi lên da nếu không có chỉ định của bác sỹ.
7. Phòng ngừa bệnh thủy đậu
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, nếu phải tiếp xúc phải đeo khẩu trang.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.
- Cách ly người bệnh: Thời gian cách ly từ lúc phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô, bong vảy hoàn toàn. (Người lớn phải nghỉ việc trong khoảng thời gian trung bình từ 7 – 10 ngày).
- Tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu, thời gian vaccine có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh kéo dài trung bình 15 năm).

 

Khoa Truyền Nhiễm

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm