LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
BÁO ĐỘNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG |
Thứ sáu, 11 Tháng 12 2020 10:23 |
Trong tháng 9/2020, bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng, lây lan nhanh trong thời gian tới, do đó người dân trong cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân và môi trường.
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc TCM tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
So với cùng kỳ năm 2019, số mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%. Tuy vậy một số nơi ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Bắc Ninh. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới. Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.
Ngày 14-7, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã gửi công văn yêu cầu chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân.
Yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh TCM tại các trường học.
Nhìn chung, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên toàn tỉnh chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 1 - 3 tuổi, giảm nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bệnh tăng cao do thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện virus gây bệnh này phát triển. Theo biểu đồ bệnh của những năm gần đây, tình hình bệnh tay chân miệng sẽ tương tự như các năm trước, có thể gia tăng vào tháng 7, 10 và 11; chiều hướng giảm lại vào tháng 4 và 5. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng, tốc độ lây lan sẽ nhanh hơn, nếu như phụ huynh và người dân trong cộng đồng không vệ sinh sạch tay chân trẻ, đồ chơi và môi trường.
Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trẻ em nghỉ học từ đầu năm và đỉnh điểm là cách ly toàn xã hội trong tháng 4, vì vậy đặc điểm dịch cũng có sự thay đổi.
100% các trường hợp mắc bệnh TCM được ghi nhận đều có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ với các biểu hiện sốt, phát ban dạng phỏng nước ở bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng, đầu gối, mông, loét miệng, quấy khóc, chán ăn. Một số trẻ có biểu hiện giật mình nhẹ khi ngủ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc xin phòng ngừa, có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện xử lý kịp thời. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động phòng ngừa trẻ mắc bệnh bằng cách rửa sạch tay chân trẻ bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi, lau sạch sàn nhà… Khi trẻ mắc bệnh, gia đình cần dừng việc đưa trẻ đến trường, nơi vui chơi công cộng và đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
Trước tình hình trên, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh công tác giám sát chặt chẽ những trường hợp nghi mắc và đã mắc bệnh TCM, kịp thời có phương pháp xử lý, phòng chống lây lan ra cộng đồng.
Tình hình bệnh tay chân miệng ở Hàm Thuận Bắc
Thời tiết Hàm Thuận Bắc những ngày qua nắng nóng gay gắt khiến các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng (TCM) tăng cao, lây lan nhanh chóng trong khu dân cư, cộng đồng. Số ca ghi nhận tại các bệnh viện (BV) không chỉ nhiều hơn năm trươc mà biến chứng nặng hơn, diễn biến khó lường hơn.
Tính đến thời điểm hiện tại tháng 10/2020, số ca mắc tay chân miệng là 52 so với cùng kì là 104. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các xã miền núi như Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Hòa, Hồng Sơn.
Bệnh nhân có biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì...
Theo các bác sĩ, TCM do nhiều chủng virus gây nên, vì vậy trường hợp bé mắc bệnh rồi vẫn có thể mắc lại. Đối với những trường hợp không cẩn thận, lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, cho biết nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với 2 loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Đây là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. Đặc biệt, đối với những nơi tập trung trẻ em như trường học, khu vui chơi... sẽ tồn tại nhiều virus gây bệnh.
Khi mắc TCM trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ mắc TCM có thể tái mắc sau đó.
Qua đây, BS Quý cũng khuyến cáo người dân, khi trẻ mắc TCM cần quan sát kỹ, nếu có các dấu hiệu như sốt cao 39 độ dùng hạ sốt không hạ, ngủ lì bì, co giật cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp cần thiết phải nhập viện điều trị.
Để phòng tránh bệnh, ThS Quý khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay... Cạnh đó, thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|