imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Thứ năm, 21 Tháng 7 2022 15:03

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, có thể có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần nhận biết sớm và chăm sóc trẻ đúng cách để giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

Tay chân miệng là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra, do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.

Khi mới mắc bệnh, triệu chứng đầu tiên ở trẻ thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và thường sau sốt 1 - 2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng, nổi ban.

Ban xuất hiện trong vòng 1 - 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước thường khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc có thể xuất hiện ở mông.

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường xuất hiện bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, quang miệng, đầu gối và mông...

Có trường hợp ban xuất hiện trong miệng làm trẻ đau, quấy khóc, có trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Đối với thể nhẹ thì chỉ khoảng 5 – 7 ngày là trẻ sẽ khỏi bệnh.

Nhưng trong thời điểm trẻ bị tay chân miệng nhẹ, nếu cha mẹ không phát hiện sớm, không chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ chuyển sang thể nặng, với những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như biến chứng viêm não, biến chứng vào tim…Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Khi nào thì đưa con vào viện điều trị

Trẻ bị tay chân miệng có thể chăm sóc ở nhà khi có tổn thương ở da đi kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt.

Trẻ bị tay chân miệng với những tổn thương ở da đi kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt thì có thể chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Những tổn thương ở da mà trẻ gặp phải như: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Việc chăm sóc trẻ tại nhà có ưu điểm là trẻ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, môi trường sạch sẽ và giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ hay cha mẹ cần phải được hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc bệnh nhi, giữ vệ sinh cho trẻ và biết cách phát hiện sớm những biến chứng nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời khi cần.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được đánh giá là nặng khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục không thể hạ được, trẻ mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, giật mình, vã mồ hôi, lạnh toàn thân, thở nhanh, khó thở, run người, nôn nhiều…

Khi thấy trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở miệng gây đau khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc.

Khi đó, cha mẹ có thể dùng thuốc bôi để giảm đau và liền các tổn thương cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần dỗ dành cho trẻ ăn đủ loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Tuyệt đối không kiêng khem, hạn chế đồ ăn cho trẻ. Bởi, trẻ đang khó chịu, lười ăn, nên cứ để trẻ ăn tất cả những đồ ăn mà trẻ thích. Đặc biệt, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng.Nhưng thực tế, da và niêm mạc của trẻ đang bị tổn thương, nếu dùng chanh và muối sẽ làm trẻ đau và xót.

Phòng bệnh tay chân miệng cho con thế nào?

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, cả cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày. Đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã…Rửa sạch tay bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh .Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…Đặc biệt, cha mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi…Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa, các dụng cụ, bề mặt trẻ hay tiếp xúc bằng xà phòng. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

 

Hoạt động của Trung tâm