Mang thai là một tình trạng sinh lý đặc biệt, khi mà việc điều trị thuốc cần sự cân nhắc kĩ càng bởi vì những thay đổi trong thai kì ảnh hưởng rất nhiều đến dược động học của thuốc đang sử dụng cũng như một số thuốc có thể ảnh hưởng hoặc gây độc cho bào thai. Dừng các liệu pháp
điều trị bằng thuốc ở phụ nữ có thai (PNCT) đôi khi không thể thực hiện và nguy hiểm do một số phụ nữ có thai khi mắc các bệnh mạn tính như hen, động kinh, tăng huyết áp, … đòi hỏi phải dùng thuốc liên tục. Những lo ngại về sử dụng thuốc cho PNCT chịu ảnh hưởng từ những sự kiện lịch sử, bao gồm thảm họa thalidomide vào những năm 1960 và độc tính gây quái thai liên quan do diethylstilboestrol năm 1971. Những sự kiện này khiến FDA đưa ra những kiểm soát nghiêm ngặt về nhãn thuốc, sử dụng thuốc trong thai kì, cũng như yêu cầu những bằng chứng về độ an toàn, hiệu quả của bất kì thuốc nào trước khi chấp thuận.4
I. Ảnh hưởng của thuốc lên các giai đoạn thai kỳ
Việc dùng thuốc trong giai đoạn nào của thai kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để xác định liệu một thuốc có an toàn khi sử dụng cho PNCT hay không. 8 tuần đầu tiên sau khi thụ thai, đặc biệt là từ tuần thứ 3-8, chính là giai đoạn phát triển các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Mỗi cơ quan đang phát triển cần phải trải qua một hoặc nhiều quá trình quan trọng trong suốt giai đoạn này, do vậy những ảnh hưởng lên các quá trình này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Phần lớn các dị tật ở trẻ sơ sinh đã xảy ra trước khi kết thúc tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, dị tật trên bộ phận sinh dục của thai nhi có thể xảy ra trong tuần thứ 8-12 của thai kỳ. Não bộ tiếp tục phát triển sau 8 tuần đầu tiên, phần lớn các neuron của vỏ não được hình thành trong suốt tuần thứ 8-16 của thai kỳ.6
Việc sử dụng thuốcvào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ được cho là không gây dị tật bẩm sinh bởi vì giai đoạn phát triển cơ quan đã qua nhưng thuốc có thể làm thay đổi nghiêm trọng các chức năng trong cơ thể, có thể dẫn đến tử vong ở thai nhi. Mối quan tâm lớn nhất về độ an toàn của thuốc đó là những tác dụng của thuốc trên người mẹ cũng có thể ảnh hưởng tương tự cho thai nhi.6
Cơ chế gây dị tật do thuốc chưa biết rõ, có thể là do:
- Can thiệp vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng qua nhau thai nên ảnh hưởng hầu hết mô chuyển hóa nhanh nhất của bào thai.
- Ảnh hưởng quá trình biệt hóa của bào thai
- Thiếu các chất quan trọng cho quá trình chuyển hóa
- Tiếp xúc lâu dài với chất gây dị tật bào thai gây tích lũy thuốc nên ảnh hưởng nhiều cơ quan thông qua nhiều giai đoạn phát triển.2
II. Các thuốc chống chỉ định trên PNCT
Bảng dưới đây mô tả những thuốc có độc tính gây quái thai thường chống chỉ định trên PNCT.[2-6]
Nhóm
thuốc
|
Thuốc
|
Tác dụng không mong muốn
|
Thời gian nguy cơ
|
Vitamin và khoáng chất
|
Vitamin A liều cao (> 25 000 IU)
Dẫn xuất của vitamin A như isotretinein, etretinate.
|
Các khiếm khuyết có thể xảy ra ở thai nhi bao gồm các khiếm khuyết ở thần kinh trung ương, khiếm khuyết sọ và mặt, khiếm khuyết tim mạch, khiếm khuyết tuyến ức, khiếm khuyết hỗn hợp.
|
Suốt thai kì
|
Vitamin D liều cao
|
Tăng calci máu ở mẹ và bé
|
Suốt thai kì
|
Thuốc gây độc tế bào
|
Busulphan Cyclophosphamide Methotrexate
|
Các dị tật bẩm sinh như phát triển chậm, hàm dưới kém phát triển, hở hàm ếch, xương sọ phát triển bất thường, dị tật cột sống, dị tật tai và chân vẹo.
|
Suốt thai kì
|
Thuốc ức chế miễn dịch
|
Thalidomide
|
Ngắn hoặc không có xương dài của
chi và nhiều dị tật bên trong
|
3 tháng đầu
thai kì
|
Thuốc
tim mạch
|
Thuốc ức chế men
chuyển - ACEIs
|
Tổn thương thận (vô niệu, giảm sản phổi, co rút chi, thiểu sản xương sọ, chết non và tử vong ở trẻ sơ sinh)
|
Suốt thai kì, nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì
|
Thuốc ức chế thụ thể
Angiotensin - ARBs
|
Tổn thương thận tương tự ACEIs
Các độc tính trên thai nhi có thể bao gồm vô niệu, thiểu ối, giảm sản xương vòm sọ thai nhi, thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR), sinh non, và còn ống động mạch. Thiểu ối liên quan đến thiểu niệu có thể gây ra co rút chi ở thai nhi, biến dạng sọ mặt và giảm sản phổi.
|
Suốt thai kì, nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì
|
Chế phẩm tuyến giáp
|
Methimazole
Carbimazole
|
Cường giáp
|
Suốt thai kì
|
Thiamazole
|
Cường giáp, bướu giáp
|
Iod phóng xạ
|
Nhược giáp, bướu giáp bẩm sinh
|
Thuốc chống đông
|
Warfarin
|
Sử dụng thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ gây giảm sản cầu mũi, loạn sản sụn; được gọi là hội chứng Warfarin thai nhi. Sử dụng trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ dị tật thai nhi như dị dạng thần kinh trung ương.
|
Suốt thai kì
|
|
Estrogen
Androgen
|
Dị tật đường sinh dục
|
Suốt thai kì
|
Hormone và các chất tổng hợp
|
Cyproterone Danazol
|
Nam hóa cơ quan sinh dục ngoài của bào thai nữ khi phơi nhiễm với thuốc trong suốt thai kỳ, gây ra phì đại âm vật và môi lớn.
|
Thuốc chống viêm
|
Aspirin và NSAIDs
|
Chậm chuyển dạ, đóng ống động mạch sớm, vàng da, tổn thương não ở thai nhi và các vấn đề chảy máu ở phụ nữ trong & sau khi sinh và ở trẻ sơ sinh.
|
3 tháng
cuối thai kì
|
Kháng sinh
|
Tetracycline
|
Đổi màu răng, khiếm khuyết răng,
ảnh hưởng phát triển xương
|
Suốt thai kì, đặc biệt sau tuần thứ 15
|
Chloramphenicol
|
Hội chứng xám ở trẻ
|
Suốt thai kì
|
Ciprofloxacin
|
Bệnh khớp cấp tính ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể.
|
Kanamycin Streptomycin
|
Gây độc thần kinh số 8, tổn thương tai
dẫn đến điếc
|
Thuốc chống nấm
|
Griseofulvin
|
Gây dị tật bẩm sinh
|
Suốt thai kì
|
Fluconazole
|
Dị tật sọ, xương và tim (hội chứng
Antley–Bixler)
|
3 tháng đầu
thai kì
|
Thuốc chống động kinh
|
Carbamazepine
|
Dị tật ống thần kinh
|
3 thángđầu
thai kì
|
Phenytoin
Phenobarbital
|
Hội chứng Hydantoin – bào thai
|
Suốt thai kì
|
Trimethadione
|
Nhiều bất thường bẩm sinh, tăng nguy
cơ sẩy thai
|
Sodium valproate
|
Dị dạng ống thần kinh, tim và chi
|
Thuốc chống lo âu
|
Diazepam
|
Trầm cảm thần kinh trung ương kéo dài
với thai nhi có thể xảy ra, với các triệu chứng như an thần nhẹ, giảm trương lực cơ, nín thở, giảm chuyển hóa do stress, hội chứng trẻ mềm nhũn (floppy infant)
|
Suốt thai kì
|
Thuốc chống trầm cảm
|
Lithium
|
Bất thường Ebtein, độc tính cho trẻ
sơ sinh 3 tháng cuối thai kì
|
3 tháng đầu
thai kì
|
Paroxetine
|
Tăng nguy cơ dị tật tim khi tiếp xúc
trong 3 tháng đầu. Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh. Não phẳng, dị tật dính khớp sọ sớm, thoát vị rốn.
|
Suốt thai kì
|
Thuốc hạ đường huyết đường uống
|
Chlorpropamide Tolbutamide
|
Hạ đường huyết rất thấp ở trẻ sơ sinh
|
Suốt thai kì
|
Thuốc
tiêu hóa
|
Misoprostol
|
Hội chứng Mobius (liệt mặt 2 bên)
|
3 tháng đầu
thai kì
|
Thuốc giảm sự thèm ăn
|
Amfepramone Clobenzorex Fenproporex Mefenorex Norpseudoephedrine Phentermine
Phenylpropanolamine
|
Dị tật ống thần kinh
|
Suốt thai kì
|
Thuốc
ngoài da
|
Finasteride
Minoxidil
|
Dị tật bẩm sinh
|
Suốt thai kì
|
III. Kết luận
Bất kì quyết định kê đơn cho PNCT nào đều cần cần nhắc kĩ nhiều yếu tố, bao gồm: độ tuổi của thai, đường dùng, tốc độ hấp thu của thuốc, thuốc có đi qua nhau thai hay không, liều thấp nhất có hiệu quả, trọng lượng phân tử của thuốc, đơn trị hay đa trị, thậm chí là kiểu gen của mẹ. Những nguy cơ tiềm tàng cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng hơn cả. Điều không kém phần quan trọng là đánh giá nguy cơ thuốc sử dụng có thể gây hại cho mẹ. Do đó, câu hỏi cần được đưa ra là “Liệu lợi ích có lớn hơn nguy cơ hay không?” 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1.Hoàng Thị Kim Huyền và Brouwers, J.R.B.J. (2014), Dược lâm sàng: Những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. , Tập 1: Các nguyên lý cơ bản trong dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.Trần Thị Thu Hằng (2018), Dược lực học, 22 ed, Nhà xuất bản Đông Dương, Hồ Chí Minh.
- 3.Briggs, Gerald G., Freeman, Roger K., and Yaffe, Sumner J. (2015), Drugs in pregnancy and lactation: a reference guide to fetal and neonatal risk 10 ed, PA: Wolters Kluwer.
- 4.Sachdeva, Punam, Patel, B. G., and Patel, B.K. (2009), "Drug Use in Pregnancy; a Point to Ponder!",
Indian J Pharm Sci. . 71(1), pp. 1-7.
- 5.Schaefer, Christof, Peters, Paul, and Miller, Richard K. (2015), Drugs during pregnancy and lactation: treatment options and risk assessment, Elsevier
- 6.Shehata, H. A. and Nelson-Piercy, C. (2001), "Drugs in pregnancy. Drugs to avoid", Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 15(6), pp. 971-86.
|