imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

ĂN BỔ SUNG HỢP LÝ CHO TRẺ
Thứ hai, 19 Tháng 8 2024 08:54
  1. 1.Khái niệm ăn bổ sung
  • Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
  • Thức ăn bổ sung sẽ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ ngoài sữa mẹ (không hoàn toàn thay thế sữa mẹ)
  • Lưu ý: Thức ăn dạng lỏng, kể cả sữa (sữa công thức pha với nước hay sữa tươi) và các loại nước trái cây không được coi là thức ăn bổ sung
  1. 2.THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG 
  • Thời điểm
    • Thời điểm bắt đầu cho ABS hợp lý nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày)
    • Khi trẻ được 5 tháng tuổi nên tư vấn cho bà mẹ biết cách chọn thức ăn và cách cho trẻ ăn bữa ăn bổ sung đầu tiên
    • Các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn bổ sung
      • Trẻ thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn;
      • Trẻ thích đưa thứ gì đó vào miệng;
      • Trẻ có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng;

Trẻ bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống

  1. 3.Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

-         Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới (thời gian tập cho ăn thức ăn loãng không quá 2 tuần).

-         Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. Chế biến thức ăn đảm bảo mềm, dễ nhai và dễ nuốt, món ăn đẹp, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn của trẻ.

-         Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm.

-         Cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi (bắt đầu từ tháng thứ 6 - 180 ngày), không quá sớm hoặc quá muộn. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.

     -   Thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc làm cho bát bột thơm, béo, mềm, trẻ dễ ăn hơn và cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

   -   Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.

     - Trong và sau khi bị ốm, trẻ cần được ăn nhiều hơn, uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao.

     - Trước mỗi bữa ăn không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt vì cho trẻ ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

   - Bữa ăn là thời gian để trẻ tập ăn, cần giúp trẻ học cách ăn, khuyến khích, động viên trẻ ăn, trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái.

Giúp trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Không ép buộc trẻ ăn.

4. Thành phần của thức ăn bổ sung

Mỗi nhóm thức ăn có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Nhóm thức ăn đơn độc hoặc bất kỳ thức ăn nào dù được gọi là tốt hay quý cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Do đó cần đa dạng thực phẩm, đa dạng các món thức ăn thay đổi từng ngày và từng bữa

 

4.1. Nhóm lương thực

 

v Gạo, ngô, khoai, sắn,..

 

4.2. Nhóm đậu lạc vừng và các sản phẩm chế biến

 

v Các loại thực phẩm này vừa giàu đạm và acid béo không no

 

 h51

4.3. Nhóm sữa các loại và các sản phẩm từ sữa

 

4.4. Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng

4.5. Nhóm thịt các loại, cá và hải sản

4.6. Nhóm củ quả có màu sẫm, màu da cam, màu đỏ hoặc rau tươi có màu xanh thẩm

h52

4.7. Nhóm rau, rễ, củ khác, quả chín và rau gia vị

4.8. Nhóm dầu/mỡ và bơ

 

(Trích từ nguồn truyền thông TTKSBT Bình Thuận)                      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của Trung tâm