imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY
Thứ hai, 26 Tháng 8 2024 09:54

Mùa hè sắp đến là điều kiện thuận lợi để bùng phát bệnh tiêu chảy, đặc bệt là đối với trẻ em khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Vì vậy, chúng ta nên biết một số cách phòng bệnh cơ bản sau:
Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên.
   Như chúng ta đã biết trẻ bị xem là mắc tiêu chảy khi trẻ đi đại tiện trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp mắc bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong.
   Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mãn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em.

  1. 1.Nguyên nhân gây tiêu chảy

Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng bậu vào, nước không đun sôi…) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây tiêu chảy.

 Hậu quả là do cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo cả chất điện giải là những chất muối cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo vùng. Ở vung ôn đới vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirrus lạ xảy ra cao điểm vào mùa khô hanh.

H67

 

2. Các biện pháp phòng chống bệnh: 

 

Để ngăn ngừa và phòng dịch lây lan, mọi người cần thực hiên tốt những khuyến cáo sau:

 

-Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

 

  - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 

  - Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiểu.

 

   - Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B cho mỗi lần đi tiểu.

 

  - Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ.

 

  - Hạn chế vào vùng đang có dịch.

 

   -An toàn vệ sinh thưc phẩm:

 

  - Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.

 

  - Không ăn rau sống, không uống nước lã.

 

  - Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

 

-Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

 

  - Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

 

  - Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloraminB.

 

  - Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng.

 

   -Khi có tiêu chảy cấp: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

 

https://mnlamthuy.edu.vn/news/Tuyen-truyen/BAI-TUYEN-TRUYEN-PHONG-CHONG-BENH-TIEU-CHAY-1319

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm