imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

TUYÊN TRUYỀN VỀ SXH VÀ CÁCH PHONG TRÁNH
Thứ ba, 13 Tháng 10 2020 14:36

. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em:

1. Định nghĩa:

- Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.

- Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

 

KHOA NHI HINH 1

2. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:

- Sốt cao đột ngột

- Đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn

- Đau cơ, đau khớp, nhức hốc mắt

- Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam

- Các trường hợp nặng: ói ra máu , cầu phân đen, ly bì, bứt rứt, tay chân lạnh, không đi tiểu.

3. Người thường bị bệnh sốt xuất huyết:

Người lớn và trẻ em bị muỗi vằn chích đều có thể bị mắc sốt xuất huyết

4. Đặc điểm nhận biết muỗi vằn:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

- Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

- Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây,... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa,... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

KHOA NHI HINH 2

 

5. Làm gì khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết:

 

- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời

 

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt 38,50C, lau mát cho trẻ

 

- Cho trẻ uống nhiều nước trái cây (nước cam,nước dừa),nước Oresol

 

- Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải.

 

- Theo dõi màu phân, lượng nước tiểu của trẻ

 

- Tái khám ngày thứ 3 của bệnh kể từ lúc bắt đầu sốt

 

ü Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau:

 

  • Mệt mỏi bất thường, nhiệt độ hạ nhanh dưới 36C; da xanh, lạnh và ẩm
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi, Có nhiều nốt xuất huyết trên da
  • Nôn liên tục hoặc nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen
  • Ngủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em)
  • Đau bụng
  • Khát nhiều (khô miệng)
  • Khó thở

 

 II.Biện pháp phòng bệnh:

 

Biện pháp hiệu quả nhất là diệt muỗi vằn và bọ gậy của muỗi vằn.Chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

 

1. Không để muỗi vằn sản sinh ra bọ gây:

 

- Thả cá vào bể nước.

 

- Dùng nắp đậy kín bể chứa nước tránh mỗi vằn đẻ.

 

- Không để nước đọng trong các vật dụng và đồ thải bỏ.

 

- Bỏ đầy cát vào lọ nước trồng cây phát lộc, cây vạn niên thanh để tránh bọ gậy, muỗi vằn.

 

- Thả Abate (thuốc diệt bọ gây)

 

vào nơi nước đọng.

 

2. Tránh muỗi đốt bằng cách:

 

- Ngủ màn kể cả ban ngày.

 

- Dùng rèm chống muỗi.

 

- Dùng hương muỗi bình xịt,

 

máy diệt muỗi.

KHOA NHI HINH 3

 

3. Những điều gia đình cần làm khi y tế đến phun hóa chất diệt muỗi.

- Trước phun:

         + Mở thông phòng và cửa sổ.

         + Đậy kín thức ăn, vật dụng sinh hoạt hằng ngày.

          + Bảo vệ chim, cá cảnh, vật nuôi…

          + Sơ tán người ra khỏi nhà.

- Sau phun:

         + Nên đóng kín các cửa khoảng 30 phút.

         + Sau đó mở cửa 5 phút rồi hãy vào nhà.

         + Rửa lại cốc chén bát đĩa, đồ sinh hoạt hàng ngày.

Tài liệu tham khảo :

ü phát đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết

ü Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết trên internet

 

 

 

 

Hoạt động của Trung tâm