imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

THUỐC YHCT ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH MẠN TÍNH
Thứ tư, 14 Tháng 10 2020 08:37

 

 

 

 

Nền Y học cổ truyền Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với hàng trăm vị thuốc dân gian đã được công nhận từ nguồn dược liệu vô cùng phong phú đa dạng của Việt Nam. Cùng với sự du nhập của tân dược, sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng của nó đã khiến cho thuốc y học cổ truyền trong một khoảng thời gian dài ít được nhân dân tin dùng.

Nhưng những mặt trái của tân dược (nhiều tác dụng phụ) đã khiến cho y học cổ truyền “có cơ hội trở lại”. Và hiện nay, cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền (YHCT) đã và đang góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là các bệnh mạn tính.

 

Không chỉ “trở lại” bởi sự tin dùng của người dân, mà ngay cả các cơ quan ban ngành trực thuộc hệ thống y tế Việt Nam cũng đã từng bước đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân.

 

Sự khác biệt giữa bệnh cấp tính & bệnh mạn tính

 

Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên. Bệnh mạn tính thường gặp bao gồm những bệnh không truyền nhiễm như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh hen suyễn, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và các bệnh do virus gây ra như viêm gan siêu vi ....

 

Trong y học, trái ngược với mạn tính là cấp tính, khi bệnh khởi phát nhanh với cường độ cao.

  

Về đặc tính của bệnh thì với bệnh cấp tính khi bệnh được chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng, hiệu quả thì bệnh khỏi và không tái phát hoặc ít tái phát ở điều kiện sống bình thường.

 

Bệnh mạn tính thì khác. Cho dù dùng thuốc hiệu quả, các triệu chứng bệnh đã hết, bệnh khỏi, nhưng trong điều kiện sống bình thường bệnh hay tái phát trở lại sau một thời gian và đòi hỏi các đợt điều trị mới.

 

Cuộc sống của người mắc bệnh mạn tính là chuỗi xen kẽ các khoảng thời gian khỏi bệnh và thời gian bệnh tái phát, phải điều trị. Theo thời gian, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, khoảng thời gian bệnh tái phát ngày càng dài.

 

Mục đích điều trị bệnh mạn tính là kéo dài các khoảng thời gian khỏi bệnh, rút ngắn khoảng thời gian bị bệnh.

 

Thế mạnh của tân dược và thuốc y học cổ truyền trong điều trị các bệnh mạn tính

 

Thường thì loại thuốc nào có tác dụng nhanh thì tác dụng lại ngắn, loại thuốc nào có tác dụng chậm thì tác dụng lại lâu dài.

 

Trong điều trị bệnh mạn tính, thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, thậm chí 1 số thuốc có tác dụng tức thì, nhưng thời gian tác dụng lại ngắn. Do vậy bệnh hay tái phát và phải điều trị nhiều đợt nên bệnh dần kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh tái phát ngày càng thường xuyên, thời gian mỗi đợt điều trị ngày càng dài, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn chi phí điều trị ngày càng tăng. Không hiếm trường hợp thuốc bị nhờn người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời.

 

Với bệnh mạn tính thuốc y học cổ truyền thường cho tác dụng chậm, có khi phải mất nhiều tuần, nhiều tháng mới thấy tác dụng rõ rệt, phải kiên trì dùng trong thời gian dài và dùng cho hết đợt điều trị, ngay cả các triệu chứng bệnh đã hết.

 

Nhưng thế mạnh không thể tranh cãi của y học cổ truyền là phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong Y học cổ truyền có tính an toàn rất cao, thuốc ít bị nhờn, ít tác dụng phụ. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa…. Không những thế, quá trình chế biến thuốc cũng rất truyền thống và thủ công, dựa chủ yếu vào tự nhiên. không chỉ điều trị triệu chứng mà quan trọng hơn là điều trị căn nguyên sinh bệnh, có tác dụng lâu dài và nhất là giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít tái phát. Nhờ vậy làm giảm nhiều chi phí chữa bệnh mạn tính, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

Những boăn khoăn về về thuốc y học cổ truyền

 

Thuốc y học cổ truyền là những thuốc sử dụng lâu đời , những bài thuốc cổ phương, được kết hợp các thành phần dược liệu khác nhau   được sử dụng điều trị từ đời này qua đời khác, thuốc đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, hoặc bài thuốc gia truyền, hoặc kinh nghiệm của thầy thuốc dựa trên sự phối hợp nguyên lý YHCT để điều trị cho người bệnh và đã được chứng minh trong quá trình điều trị từ thế hệ này qua thế hệ khác; những bài thuốc còn được lưu truyền đến nay luôn được coi là vốn quý vì trong suốt quá trình phát triển của dân tộc, những bài thuốc không có hiệu quả đều sẽ bị đào thải.

           Với các thuốc y học cổ truyền thành phẩm được sản xuất bằng các công trình nghiên cứu, qua các công ty, được kiểm soát chất lượng dược liệu chặt chẽ bởi các cơ quan ban ngành liên quan thì hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng đầu vào của dược liệu.Thêm một điểm nữa là các thuốc y học cổ truyền thành phẩm có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế thì đều phải tuân thủ các bước kiểm định nghiêm ngặt.

KHOA YHCT HINH 1

 

Kết hợp Đông, Tây y trong điều trị bệnh mạn tính để cho hiệu quả cao nhất

 

 Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh mãn tính, nên khéo léo kết hợp thế mạnh của thuốc Y học cổ truyền: ít bị nhờn, ít tác dụng phụ, tác dụng lâu dài và giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít tái phát với thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu để đưa ra một phác đồ tối ưu trong điều trị bệnh mạn tính.  

 

Ví dụ 1: Với bệnh thoái hóa đốt sống mạn tính, cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị chủ đạo (tác dụng chậm nhưng lâu dài, nhất là ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát), ngay từ giai đoạn đầu ta cho bệnh nhân dùng bổ sung thuốc kháng viêm, giảm đau để nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau nhức cột sống. Khi đau đã giảm rõ rệt, thuốc y học cổ truyền đã phát huy tác dụng, thì ta ngưng cho dùng thuốc kháng viêm, giảm đau mà chỉ tiếp tục dùng thuốc y học cổ truyền.

 

 

 

Ví dụ 2: Với bệnh viêm mũi dị ứng gây hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị viêm mũi dị ứng có tác dụng lâu dài, nhưng tác dụng chậm (sau 2 tuần mới có tác dụng), ngay từ đầu ta cho dùng kèm thuốc kháng histamine để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu, khi các triệu chứng giảm thì ta ngưng dùng kháng histamine và dùng cho hết đợt thuốc y học cổ truyền.

 

Ví dụ 3: Điều trị viêm gan virus với YHCT có những hiệu quả nhất định, nhất là trong lĩnh vực như bảo vệ tế bào gan, làm giảm men gan, lợi đởm thoái hoàng, điều hoà miễn dịch, ức chế sự phát triển của tổ chức xơ hoá và kháng virus.

 

 
Yếu tố bệnh lý chủ yếu của VGB là thấp nhiệt độc tà, đây là những yếu tố xuyên suốt từ đầu đến cuối của quá trình phát sinh phát triển của bệnh. Các yếu tố này lưu lại, ứ đọng trong cơ thể không được loại bỏ tạo thành một vòng xoắn bệnh lý làm cho bệnh kéo dài, hay tái phát và khó điều trị. Vì vậy trong phương pháp điều trị cơ bản của VGB là thanh hoá ứ độc, điều dưỡng can tỳ( thanh nhiệt trừ thấp, sơ can lý khí kiện tỳ

 

Trong thời gian qua, khoa YHCT-PHCN của Trung tâm y tế Huyện Hàm Thuận Bắc đã khám và điều trị các bệnh mãn tính bằng thuốc YHCT và phối hợp với các phương pháp điều trị như châm cứu, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, để điều trị các bệnh như: thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đa khớp, đau thần kinh tọa, Di chứng tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh số VII…. 

 

  

 

Nền Y học cổ truyền Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những bài thuốc cổ phương cả nghìn năm tuổi, những thuốc y học cổ truyền bảo tồn được những tinh túy của những bài thuốc cổ phương ấy đã hiếm và là vốn quý vì vậy cần nên được bảo tồn, duy trì và phát huy? Đó không chỉ là boăn khoăn của riêng một người làm thuốc mà còn là câu hỏi đặt chung cho cả một thế hệ tiếp nối đang nỗ lực duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống. Sử dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ tự nhiên được xem là xu hướng tiến bộ và được sự đồng thuận cao của nhiều chuyên gia y tế.

 

 

 

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm