imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Thứ sáu, 11 Tháng 12 2020 08:47

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm, bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người khác và lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh chính là từ nước bọt, phỏng nước từ các nốt phòng trên da và phân của những người bị nhiễm bệnh do virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều nhất là trẻ em từ 3 – 5 tuổi .

 Sau đây là một số cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng và phòng bệnh cho trẻ:

Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Ø Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, không ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay, dầu mỡ nhiều.
  • Ø
  • Ø Vệ sinh răng miệng cho trẻ bị tay chân miệng sạch sẽ.
  • Ø Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
  • Ø Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh,cho bé nghỉ học ở nhà, người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.
  • Ø Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
  • Ø Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.

 vCần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau:

            + Sốt vừa hoặc cao, ngủ lơ mơ, ngủ hay giật mình quấy khóc.

  + Loét miệng: vết loét đỏ, các vết phỏng nước đường kính từ 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi; làm cho trẻ bị đau miệng, bỏ ăn, chảy nước miếng nhiều, nôn ói.

           + Các nốt phát ban dạng phỏng nước: các nốt phát ban này ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. 

     khoa CAP CUU hinh 1khoa CAP CUU hinh 2

 

v Một số biện pháp phòng tránh bệnh tay, chân, miệng cho trẻ.

 

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng những cách sau:

 

  • Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn, đi vệ sinh.

  khoa CAP CUU hinh 3khoa CAP CUU hinh 4

 

  • Phụ huynh cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. Đặc biệt là lúc thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân, nước bọt hay khăn trải giường của bé.
  • Lau sàn nhà bằng nước lau sàn.
  • Vệ sinh sạch các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can sàn nhà

khoa CAP CUU hinh 5khoa CAP CUU hinh 6

 

Nếu chẳng may trẻ đã bị bệnh tay chân miệng thì trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày kể từ ngày phát bệnh cần cách ly những bé bị bệnh tại nhà, không cho bé đến nhà trẻ, trường học hoặc những nơi đông người để tránh lây lan. Sử dụng nhà vệ sinh hợp lý, phân hay các chất thải của bệnh nhân cần được thu gom và xử lý đúng cách, không để phát bệnh.

 

Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức cơ bản về các dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng bệnh tay chân miệng trẻ em. 

 

 

 

Hoạt động của Trung tâm