imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CHĂM SÓC TRẺ EM SAU NHIỄM SARS-COV2
Thứ hai, 11 Tháng 7 2022 08:59

CHĂM SÓC TRẺ EM SAU NHIỄM SARS-COV2

 

https://file.medinet.gov.vn/UploadImages/trungtamytequan1/SKTE/images_5420229.jpg" >Theo nghiên cứu, tình trạng hậu COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên được ghi nhận bao gồm các vấn đề: hô hấp, tim mạch, vị giác, khứu giác, thần kinh, hội chứng đa viêm,…và nhiều vấn đề liên quan thể chất và hành vi.

 Nhi1

Cha mẹ cần làm gì trong giai đoạn hậu COVID-19 ở trẻ?

Ths.BS. CKI Trịnh Phượng Kiều - Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý các bậc cha mẹ: “Trẻ em bị bệnh sởi mất đến 3 tháng để hồi phục. Người bị bệnh thương hàn cũng cần hàng tháng mới có thể khỏe trở lại. Vì vậy, người mắc COVID -19 cũng cần thời gian để hồi phục sức khỏe vì cơ thể vừa phải huy động tất cả năng lượng để tạo ra hàng rào miễn dịch với một loại virus hoàn toàn mới”.

Để xác định trẻ có thể mắc hội chứng hậu COVID-19 hay không, cha mẹ cần theo dõi, quan sát trẻ sau khi khỏi COVID-19. Nếu phát hiện con thay đổi tính tình, cách sinh hoạt, hành vi và có các biểu hiện như thở mệt, hồi hộp, đánh trống ngực, mệt khi gắng sức, hụt hơi, rụng tóc, giảm tập trung... cần đưa trẻ đến bệnh viện khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tư vấn và tiếp tục thăm khám, điều trị hậu COVID-19 cho trẻ khi cần thiết.

https://file.medinet.gov.vn/UploadImages/trungtamytequan1/SKTE/download_5420229.jpg?w=900" >Bên cạnh việc theo dõi phát hiện sớm trẻ có các triệu chứng hậu COVID-19 để xử lý kịp thời, cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là đối với trẻ lớn, trẻ từng bị COVID-19 nặng phải nhập viện.

 Nhi2

Để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi mắc COVID-19, cha mẹ lưu ý:

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Cần cho trẻ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại rau, trái cây, uống nhiều nước, bổ sung vitamin để cung cấp đa dạng các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt... để tái tạo và phục hồi các tế bào và mô và giúp cơ thể sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Cho trẻ ăn những món hợp khẩu vị mà trẻ thích, thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.

Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn và các loại nước uống công nghiệp.

Cách xử trí đối với trẻ còn ho sau khi mắc COVID-19

Ho là một triệu chứng phổ biến xuất hiện sau khi khỏi COVID-19. Có một số trẻ thỉnh thoảng chỉ ho húng hắng nhưng cũng có nhiều trẻ bị ho thành cơn gây kích ứng, đau rát họng, gây viêm nhiễm dẫn đến có đờm đặc.

 Khi bị ho, trẻ thường rất khó chịu, dễ nôn, dẫn đến biếng ăn. Trẻ ăn ít dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng làm cho khả năng hồi phục kém hơn. Vì vậy, cha mẹ càng cần phải chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt bằng cách:

- Lựa chọn món dễ ăn, có mùi vị dễ chịu, hợp khẩu vị của trẻ. Thức ăn loãng, mềm. Những món ăn thích hợp dùng cho trẻ bị ho là cháo, súp như: cháo gà, cháo thịt lợn nạc, súp gà…

- Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, loãng đờm và giảm ho. Nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc ấm đến khi cơn ho dừng. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ dùng nước mật ong ấm kết hợp với chanh, gừng cũng có tác dụng làm dịu họng, giảm ho tốt.

- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều gia vị, thức ăn lạnh… Những thực phẩm này dễ gây kích thích họng, gây ho, gây đầy bụng, khó tiêu…

- Nếu triệu chứng ho không giảm hay ngày càng tăng, nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.

 Trẻ chưa lấy lại vị giác và khứu giác

- Cha mẹ cố gắng động viên trẻ ăn. Chọn những món hàng ngày trẻ thích nhất sẽ khiến trẻ có động lực để ăn hơn.

- Chia nhỏ bữa ăn, thay đổi nhiều món khác nhau.

- Trang trí món ăn hấp dẫn và nhiều màu sắc để kích thích trẻ ăn.

Trẻ mệt mỏi, biếng ăn

- Nếu trẻ còn mệt, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Trẻ ăn ít sẽ dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đối với trẻ còn bú cũng vậy, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.

- Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn.

- Cho trẻ uống bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua. Sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với trẻ mới khỏi bệnh.

(Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe đời sống)

 

Trưởng Khoa                                                  Người thực hiện

 

 

Lê Xuân Lợi


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm