LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
CÁCH SƠ CỨU VÀ PHÒNG CHỐNG BỎNG CHO TRẺ EM |
Thứ hai, 14 Tháng 6 2021 08:54 | ||
Bỏng là một tai nạn thường gặp ở người, đặc biệt là trẻ nhỏ do trẻ nhỏ chưa có nhiều khả năng tự phòng tránh. Vậy, nguyên nhân gây bỏng là do đâu? Cách xử trí và phòng tránh như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng tránh bỏng tích cực cho con em mình qua bài viết sau đây:
1. Nguyên nhân và hoàn cảnh gây bỏng ở trẻ em: Nhiệt nước: Nước sôi, nước canh nóng ... thường do người lớn bất cẩn (phích nước nóng, nồi nước sôi, nước canh ...) Nhiệt khô: Bỏng lửa do các vụ cháy nổ, do trẻ nghịch chơi thuốc pháo, bỏng pô xe, bàn là ... Bỏng do hóa chất: Axit, vôi (do trẻ chơi gần hố vôi) Bỏng do điện giật (trẻ cho ngón tay vào ổ điện, cắm phích điện, ...) Sét đánh: Đứng dưới gốc cây to khi trời sấm sét, đứng gần dụng cụ dẫn điện khi trời mưa sấm sét ... 2. Phân độ bỏng Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày. Bỏng mức độ 2: Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ. Bỏng mức độ 3: Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.
3. Sơ cứu bỏng như thế nào? Loại bỏ ngay tiếp xúc với tác nhân gây bỏng Ngâm, dội, rửa chỗ bị bỏng với nước lạnh càng sớm càng tốt cho đến khi hết đau rát. Cũng có thể quấn vết thương bỏng bằng băng gạc lỏng để bảo vệ vùng bị thương. Nhanh chóng cởi, tháo bỏ quần áo chật nơi bị bỏng, tránh bóc da lột từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi. Giữ ấm vùng cơ thể không bị bỏng khi trời lạnh. Băng ép vừa phải chỗ bị bỏng bằng băng sạch. Cho trẻ uống Oresol hoặc nước trái cây nếu trẻ không nôn. Nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để trẻ được chăm sóc chuyên môn.
Nên đến cơ sở y tế để khám khi vết bỏng mức độ 1 rộng hơn 6-10 cm, hoặc vết bỏng trên mặt, ở những vị trí khớp quan trọng như vai hay đầu gối, bàn tay, bàn chân, phần kín... Vết bỏng mức độ 3 cần được cấp cứu y khoa ngay lập tức.
4. Những điều không nên làm khi bị bỏng:
Không nên thoa, bôi, đắp các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, nước tương .v.v. lên vết bỏng.
Không đặt băng, nước đá trực tiếp lên vết bỏng. Nếu vết bỏng kết vảy, không làm vỡ chúng khiến da càng tổn thương hơn.
Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì nên tới bệnh viện ngay. Bỏng điện có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng.
Bị bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa, cởi bất cứ quần áo hay nữ trang nào dính hóa chất, không đặt thứ gì lên vết thương, kể cả thuốc mỡ, vì chúng có thể gây phản ứng hóa chất nặng hơn. Có thể băng vết bỏng với gạc khô, vô trùng.
5. Phòng tránh bỏng cho trẻ:
Bố trí bếp ăn hợp lý, không cho trẻ tới gần.
Không cho trẻ chơi và nô đùa khi đang nấu ăn.
Không để các vật dụng dễ gây bỏng trong tầm với của trẻ.
Bếp đun làm cao ngoài tầm với của trẻ.
Không dùng dây điện trần trong nhà, không để ổ điện trong tầm với của trẻ.
Quản lý chặt chẽ chai, lị đựng hóa chất.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|