imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

BỆNH THỦY ĐẬU
Thứ hai, 14 Tháng 6 2021 08:59

 

KHOA XET NGHIEM  HINH 1

Bệnh thủy đậu (hay trong dân gian còn gọi là trái rạ) là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, do virus varicella zoster gây ra. Virus này có khả năng gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và zona thần kinh (hay giời leo) ở người lớn nên còn gọi là virus thủy đậu – zona (VZV).

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm nhất. Người bệnh sẽ có những phát ban da gây ngứa với nhiều mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch bên trong.Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin thủy đậu thì đó là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, đồng thời giảm được mức độ nặng của bệnh nếu lỡ bị nhiễm virus gây bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu và triệu chứng thủy đậu (trái rạ) là gì?

Tình trạng phát ban và phồng rộp da do nhiễm virus thủy đậu xuất hiện sau khoảng 10–21 ngày từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Sau đó, các triệu chứng thường kéo dài từ 5–10 ngày. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xuất hiện trước 1–2 ngày có phát ban gồm:

  • Sốt
  • Mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, khó chịu

Khi phát ban đặc trưng cho thủy đậu xuất hiện, thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Nổi các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, bùng phát trong vài ngày
  • Các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch hình thành sau khoảng 1 ngày, sau đó vỡ ra và chảy dịch
  • Các lớp vảy hình thành bao phủ ở chỗ mụn nước bị vỡ và cần thêm vài ngày để lành hẳn tổn thương trên da này

Những nốt thủy đậu mới sẽ liên tiếp xuất hiện trong vài ngày đầu nên trên da có thể tồn tại cả 3 giai đoạn trên cùng lúc. Ngoài ra, khả năng lây truyền virus sang người khác cao nhất là trong 48 giờ trước khi có phát ban. Tuy nhiên, virus vẫn lây lan được cho đến khi tất cả mụn nước trên da đều bị vỡ.

KHOA XET NGHIEM  HINH 2

 

Nhìn chung, căn bệnh này không quá nghiêm trọng ở bệnh nhi khỏe mạnh. Một số trường hợp nặng, phát ban có thể bao phủ toàn bộ cơ thể và tổn thương da có thể xuất hiện ở cổ họng, mắt và màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo.

 

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

 

Nếu bạn cho rằng con mình bị thủy đậu, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra các vết thương tổn trên da và kê thuốc giúp giảm bớt triệu chứng cũng như điều trị hoặc ngăn ngừa biến chứng. Để tránh lây nhiễm cho người khác                                                                                 Nếu có các triệu chứng sau đây, hãy thông báo ngay với bác sĩ:

 

  • Các nốt thủy đậu lan đến mắt
  • Vùng da phát ban trở nên đỏ, ấm hoặc đau khi ấn vào
  • Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run, mất phối hợp cơ, ho nặng, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao (khoảng 39ºC)
  • Trong gia đình có người chưa tiêm phòng bệnh thủy đậu hoặc có trẻ nhỏ hơn 6 tháng

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu (trái rạ) là gì?

 

Tác nhân gây ra căn bệnh này là virus. Chúng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da phát ban. Ngoài ra, virus cũng lây qua việc tiếp xúc với các giọt dịch hô hấp khi ho và hắt hơi của người bệnh.

 

Nguy cơ nhiễm phải virus và phát bệnh sẽ cao hơn ở những người chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa. Do đó, tất cả trẻ em và những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc trẻ em đều cần được tiêm phòng đầy đủ.

 

Biến chứng

 

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

 

Một số trường hợp bệnh thủy đậu có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra các biến chứng như:

 

 

 ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU

 

  • Phòng bệnh không đặc hiệu
  • Phát hiện bệnh sớm để cách ly, tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
    • Giảm đau, hạ sốt: dùng Paracetamol, không dùng Aspirine để tránh hội chứng Reye.
      • Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm.
      • Dùng kháng Histamin giảm ngứa.
      • Bệnh nhẹ thường tự khỏi.
      • Cần chăm sóc da để tránh biến chứng nhiễm trùng.
      • Giữ vệ sinh: tắm rửa sạch sẽ, thay khăn trải giường thường xuyên.

 

Phòng bệnh đặc hiệu

 

   Ÿ     Vaccine chống thuỷ đậu( vaccne sống giảm độc lực) có hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.

 

Ÿ  Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

 

Ÿ  Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

 

Ÿ   Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm