LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM |
Thứ tư, 01 Tháng 11 2023 08:19 |
Là tình trạng viêm đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus gây ra; dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đôi khi kèm theo sốt hoặc đau quặn bụng. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải do bị nôn mửa, tiêu chảy.2. Nguyên nhân: Ở trẻ em mắc nhiễm trùng đường ruột có thể do- Uống sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng. - Chạm vào người, động vật, đồ vật mang vi khuẩn. - Uống nước bị ô nhiễm; chẳng hạn như từ giếng, suối và hồ bơi. - Chạm vào hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm; đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm hoặc trứng sống, chưa chế biến kỹ. 3. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng khuẩn đường ruột ở trẻ em: - Tiêu phân lỏng. - Buồn nôn hoặc nôn - Sốt. quấy khóc - Đau bụng. - Xuất hiện máu trong phân. - Bỏ bú, sụt cân. - Bứt rứt hoặc lừ đừ, li bì, khó đánh thức 4. Cách chăm sóc khi trẻ mắc nhiễm trùng đường ruột:4.1 Bù nước, bù điện giải đầy đủCác mẹ nên cho trẻ bù nước bằng việc uống nước sôi để nguội, nước oresol đúng cách hoặc có thể cho trẻ uống nước trái cây. Nếu trẻ nôn trớ, hãy bắt đầu với từng ngụm nhỏ, khoảng 1 hoặc 2 thìa cà phê sau vài phút. 4.2 Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻVới trẻ bú mẹ nên tăng thời gian cho trẻ bú nhưng phải chia nhỏ cữ bú ra để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ không bú được hoặc mệt dẫn đến không bú, mẹ có thể vắt sữa mẹ cho bé uống bằng thìa. Với trẻ ăn dặm, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn của trẻ và lựa chọn thực phẩm phù hợp. chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa, nước trái cây, 4.3 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ Khi cho trẻ uống thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn hoặc thuốc cầm tiêu chảy tại nhà mà chưa có chỉ định của bác sĩ. 4.4 Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các triệu chứng sau:- Trẻ tiêu chảy liên tục (5-6 lần/giờ) kèm theo sốt. - Có dấu hiệu nôn mửa nhiều. - Vã mồ hôi, tay chân lạnh. - Không ăn uống được hoặc bỏ bú. - Đau bụng dữ dội. - Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân. - Không tiểu hoặc tiểu ít. - Có dấu hiệu mất nước nặng. 5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruộtRửa tay: Cả gia đình phải luôn rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào vật nuôi, và trước khi chế biến thức ăn. Cần đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ, đồ chơi, sàn nhà phải được khử khuẩn thường xuyên. Đảm bảo chất lượng thực phẩm: Luôn khuyến khích trẻ chỉ ăn thực phẩm nấu chín, tự gia đình chế biến. thức ăn cần được chế biến chín kỹ và nấu sôi, thực phẩm phải được rửa kỹ với nước, và không để đồ tươi sống cạnh thực phẩm đã được nấu chín. Không cho trẻ sử dụng các sản phẩm sữa, sữa chua, nước trái cây chưa qua tiệt trùng. Hạn chế ăn đồ ngọt: Tránh ăn đồ ngọt được làm bằng chất tạo màu / chất phụ gia / chất tăng cường vị giác. Khi làm đồ ngọt ở nhà, tránh sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, thay vào đó sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như đường thốt nốt, trái cây, mật ong… Hạn chế nước trái cây đóng hộp: không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều nước trái cây đóng hộp. Những loại nước ép này có chứa chất làm ngọt nhân tạo và hương vị. Thay vào đó, trẻ em nên được cung cấp nước trái cây tươi. Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|