imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ
Thứ ba, 31 Tháng 10 2023 15:37

*Bệnh tay chân miệng là gì?

     Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra.

Bệnh tay chân miệng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân,…

        *Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ cần nắm rõ gồm:

  • Ở giai đoạn ủ bệnh: kéo dài 3-7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ. Trẻ gần như không có dấu hiệu bất thường.
  • Ở giai đoạn khởi bệnh: kéo dài 1-2 ngày. Trẻ bắt đầu sốt (có thể sốt ở mức độ nặng hoặc nhẹ tùy vào cơ địa của từng trẻ), mệt mỏi, đau nhức cơ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.
  • Ở giai đoạn toàn phát: kéo dài 3-10 ngày.Trẻ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là loét miệng,vết loét có màu đỏ, dạng như phỏng nước, đường kính từ 2-3mm. Các vết loét này xuất hiện nhiều ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến trẻ tăng tiết nước bọt, đau miệng, nhất là khi nuốt thức ăn. Điều này khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, biếng ăn.

   * Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách

Phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 8-10 ngày khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách bố mẹ nên biết:

  • Về dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ. Paracetamol 10-15mg/kg/lần là loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị tay chân miệng. Lưu ý, thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi và không dùng quá 5 lần/ngày. Mỗi liều dùng cách nhau khoảng 4-6 giờ.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.
  • Cách ly trẻ mắc bệnh với bạn bè và những người thân khác trong gia đình nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi vào thăm, chăm sóc cho trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn cẩn thận sau đó.
  • Các vật dụng cá nhân: quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.

       * Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

     Các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày và không có dấu hiệu cải thiện.

     Trẻ sốt cao, sốt cao kéo dài, sốt cao co giật.

Quấy khóc bất thường, khóc không ra nước mắt, môi tím tái.

     Có xu hướng ngủ nhiều hơn, mất nhận thức, dễ giật mình, hoảng hốt.

     Tay chân run, đi loạng choạng.

     Khó thở, thở nhanh, thở nông.

 

     Da nổi vằn, nôn nhiều…

 

 

 

Hoạt động của Trung tâm