imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CÁCH PHÒNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Thứ tư, 01 Tháng 11 2023 08:28

Bệnh Đái Tháo đường là gì? 

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, là hậu quả của thiếu hụt Insulin hoặc bất thường trong hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết mạn tính đi kèm với tổn thương lâu dài ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh và mạch máu.

   2. Những ai có nguy cơ mắc Đái Tháo đường tuýp 2?

- Tuổi trên 45

- Có người thân trực hệ mắc Đái tháo đường

- Tiền sử đẻ con to >3.5kg hoặc trong tiền sử đã được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ

Tăng huyết áp

-Béo phì, BMI>23kg/m2

- Rối loạn mỡ máu

- Người được chẩn đoán tiền Đái tháo đường

- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

- Không hoạt động thể lực

Đây là những người có nguy cơ bị Đái tháo đường nên xét nghiệm để tầm soát Đái tháo đường ít nhất 6 tháng1 lần, cân nhắc làm lại sớm hơn tùy thuộc vào kết quả đầu tiên.

     3. Những ai dễ mắc bệnh đái tháo đường?
Khác với đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường thai kỳ hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân, đái tháo đường tuýp 2 có những yếu tố nguy cơ như sau:
Yếu tố nguy cơ can thiệp được:
+ Thừa cân béo phì
+ Ít hoạt động thể lực
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn mỡ máu
+ Tiền đái tháo đường
+ Rối loạn đường huyết lúc mang thai
Yếu tố nguy cơ không can thiệp được:
+ Trên 40 tuổi
+ Gia đình từng có người bị đái tháo đường
       4. Phòng ngừa và điều trị đái tháo đường
Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy cần chú ý đến những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

     - Khống chế trọng lượng

Trọng lượng là vấn đề rất cần được quan tâm đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ týp 2.

Béo phì đồng nghĩa với dư thừa chất béo trong cơ thể. Vừa béo phì vừa mắc ĐTĐ týp 2 là điều kiện thuận lợi cho hàm lượng insulin tăng trong máu. Các chuyên gia khuyên bạn nên bằng cách này hay cách khác phải “tiêu bớt” chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.

     -Bỏ thuốc lá

Nếu bạn là “đệ tử” của thuốc lá, việc điều trị bệnh sẽ gặp bất lợi. Người có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.

Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn có thể khiến đàn ông “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.

     - Ăn Uống:

+ Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây
+ Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột
+ Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt)

   + Hạn chế đường, chất béo và cácbon-hydrat

   - Luyện tập thể dục, thể thao:

   + Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày trong ít nhất 5 ngày/ tuần

   + Kiểm soát chỉ số BMI  từ 18-25

   Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm