LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
HƯƠNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIƠI 14/11 |
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:40 |
Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức đầu tiên vào năm 1991 do Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng. Nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường, đáp ứng với tình trạng bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh trên toàn thế giới. Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức vào ngày 14/11 để đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu sống bệnh nhân đái tháo đường vào năm 1922. Logo ngày Đái tháo đường thế giới là một vòng tròn màu xanh dương – biểu tượng toàn cầu cho bệnh đái tháo đường đã được đưa ra để nâng cao nhận thức bệnh đái tháo đường. Logo được đưa ra vào năm 2007 để đánh dấu việc thông qua các Nghị quyết của Liên Hợp Quốc ngày Đái tháo đường thế giới. Ý nghĩa logo: vòng tròn biểu trưng cho cuộc sống và sức khỏe, đặc biệt là biểu trưng cho sự đoàn kết; màu xanh dương của hình tròn là màu của bầu trời và lá cờ của Liên Hợp Quốc. Vòng tròn màu xanh tượng trưng cho sự đồng lòng của cộng đồng đái tháo đường toàn cầu để hành động đối với đại dịch đái tháo đường Đến năm 2016, ngày Đái tháo đường Thế giới đã được tổ chức bởi hơn 230 tổ chức thành viên của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như các tổ chức khác, các công ty, các chuyên gia y tế, các chính trị gia, người nổi tiếng và người sống chung với bệnh tiểu đường và gia đình của họ. Các hoạt động bao gồm các chương trình tầm soát đái tháo đường, các chiến dịch phát thanh và truyền hình, các sự kiện thể thao,… “Dõi theo bệnh đái tháo đường” (Eyes on diabetes) là chủ đề của Ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2016. Hoạt động của năm sẽ tập trung vào việc thúc đẩy nhận thức tầm quan trọng của việc sàng lọc để chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2 và điều trị để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Tình hình bệnh đái tháo đường: Năm 2015 có 415 triệu người mặc bệnh đái tháo đường và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 642 triệu người hoặc 10% dân số trưởng thành vào năm 2040. Trong đó, có hơn 93 triệu người bệnh đái tháo đường đang có biến chứng võng mạc. Cứ 2 người mắc bệnh đái tháo đường thì có 1 người không được chẩn đoán. Nhiều người mắc bệnh một thời gian dài mà không biết tình trạng bệnh của mình, đến khi biết bệnh thì đã có biến chứng. Ở nhiều nước, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù, bệnh tim mạch, suy thận và đoạn chi dưới. Hơn 93 triệu người lớn hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường có bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh đái tháo đường là gì? Đái tháo đường là một bệnh chuyển hóa, biểu hiện bằng tình trạng tăng lượng đường trong máu một thời gian dài. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhiều.
Nếu không chữa trị, bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng cấp tính bao gồm: hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong. Các biến chứng mạn tính bao gồm: bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn tính, loét chân, bệnh lý võng mạc.
Bệnh đái tháo đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin. Có 3 loại đái tháo đường:
- Đái tháo đường típ 1: là tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, do vậy trước dây còn gọi là “đái tháo đường phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường vị thành niên”.
- Đái tháo đường típ 2: là do sự đề kháng với insulin, các tế bào không đáp ứng với insulin, do đó còn gọi là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin”.
- Đái tháo đường thai kỳ: xảy ra khi phụ nữ một phụ nữ chưa hề mặc bệnh đái tháo đường mà trong khi mang thai lại có nồng độ đường trong máu cao.
Làm sao để biết mình có bệnh đái tháo đường hay không?
- Xét nghiệm máu sau 8 giờ nhịn đói (đường huyết lúc đói) để biết được chính xác tình trạng đường huyết của mình. Sau đó dựa vào trị số đường huyết lúc đói, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng đường huyết:
+ Đường huyết đói: < 100mg/dl è bình thường
+ Đường huyết đói: 100-126mg/dl è tiền đái tháo đường
+ Đường huyết đói >126mg/dl è đái tháo đường.
Ngoài trị số đường huyết lúc đói, xét nghiệm HbA1c sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất. HbA1c ≥ 6.5% có thể chẩn đoán đái tháo đường. Ngoài ra, dây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, giúp các bác sĩ biết được đường huyết có được kiểm soát tốt hay không trong thời gian 2-3 tháng vừa qua.
+ HbA1c: < 6,5% è kiểm soát đường huyết tốt.
+ HbA1c: 6,5% - 7,5% è kiểm soát đường huyết chấp nhận được.
+ HbA1c: >7,5% è kiểm soát đường huyết kém.
Những ai dễ mắc bệnh đái tháo đường:
Khác với đái tháo đường típ 1 và đái tháo đường thai kỳ hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân, đái tháo đường típ 2 có những yếu tố nguy cơ:
Yếu tố nguy cơ can thiệp được:
+ Thừa cân béo phì
+ Ít hoạt động thể lực
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn mỡ máu
+ Tiền đái tháo đường
+ Rối loạn đường huyết lúc mang thai
Yếu tố nguy cơ không can thiệp được:
+ Trên 40 tuổi
+ Gia đình từng có người bị đái tháo đường
Phòng ngừa và điều trị đái tháo đường:
Việc phòng ngừa và điều trị liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện.
Ăn uống:
+ Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây
+ Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn (fast food), thực phẩm nhiều tinh bột
+ Tránh thực phẩm nội tạng động vật, thức uống nhiều đường (nước ngọt)
Tập luyện:
+ Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần hoặc 1000 bước đi bộ mỗi ngày.
+ Kiểm soát cân nặng BMI từ 18-25
Trong đó quan trọng nhất là việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh (6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ) và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh.
Nguồn tài liệu: Tài liệu tập huấn – TTYT Quận Tân Bình
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|