LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
BỆNH TIÊU CHẢY VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG |
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:37 | ||||||||||||
I. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em: 1. Định nghĩa: - Tiêu chảy là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong vòng 24 giờ. - Tiêu chảy cấp khi thời gian tiêu chảy < 14 ngày. - Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên, trong đó không có 2 ngày liền ngưng tiêu chảy. - Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn và virus gây nên. Đặc biệt trong thời tiết hiện nay, thời tiết giao mùa thì trẻ em càng dễ mắc phải. 2. Biểu hiện: Với biểu hiện đi ngoài nhiều lần trong một ngày, phân nát không thành khuôn, kéo theo sốt hoặc đau bụng và nhiều triệu trứng khác. Mắc tiêu chảy khi đi đại tiện 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong. Tiêu chảy gồm 2 loại: Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột, nhưng chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính, là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh nhưng lại tái phát ngay. Loại tiêu chảy mạn tính ít gặp hơn tiêu chảy cấp 3. Nguyên nhân gây tiêu chảy: -Do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn dơ bẩn, ôi thiu, không được nấu chín kỹ, hoặc là để ruồi nhặng bậu vào, nước không đun sôi…) các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và lấn áp vi khuẩn có lợi, tiết ra độc tố gây tiêu chảy. - Các loại virus gây tiêu chảy bao gồm: + Virus: Rotavirus, Astroviruses, Adenoviruses, Parvoviruses, Noroviruses, Calici viruses. + Vi trùng: Bacillus anthracis, Bacillus cereus, Brucella abortus, B. melitensis và B. suis, Campylobacter jejuni, Clostridium botulinum, E. coli, Listeria monocytogenes, Salmonella spp, Shigella spp, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolytica,… + Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii,… - Chế độ ăn không hợp lý: Ăn nhiều đường, thực phẩm dinh dưỡng chứa Sorbitol, Mannitol, hoặc Xylitol; sử dụng thuốc chứa Lactulose hoặc Magne,… - Kém hấp thu đường: Bất dung nạp Lactose, thiếu men Sucrase - isomaltase, thiếu men Lactase, bất dung nạp Glucose - Galactose, bất dung nạp Fructose,… - Rối loạn miễn dịch: Dị ứng thức ăn, viêm dạ dày ruột tăng BC ái toan, viêm ruột mạn, bệnh lý ruột tự miễn, suy giảm miễn dịch. * Lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách: - Một là cơ thể huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các siêu vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra. - Hai là ruột co bóp mạnh để thải nước ra ngoài mang theo các siêu vi khuẩn và các độc tố ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy. * Hậu quả là do cơ thể thải ra quá nhiều nước mà không bù vào, kèm theo cả chất điện giải là những chất muối cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy thường xảy ra theo mùa và theo vùng. Ở vùng ôn đới vào mùa nóng, tác nhân gây tiêu chảy là do virus gây nên. Ở vùng nhiệt đới vi khuẩn gây nên. Xảy ra cao điểm vào mùa mưa và nóng, tiêu chảy do Rotavirrus lại xảy ra cao điểm vào mùa khô hanh. 4. Điều trị tại nhà: Khi mắc tiêu chảy chúng ta cần điều trị như sau: - Cho bé uống nhiều nước hơn bình thường: nước chín, nước trái cây (nước dừa),nước cam vắt, nước cháo muối, dung dịch Oresol. Cách pha dung dịch Oresol: 1 gói pha 200ml nước đun sôi để nguội. -Tránh không cho bé uống nước đường, nước ngọt công nghiệp. - Nếu cho uống Oresol áp dụng liều lượng theo bảng hướng dẫn sau đây:
- Nếu là trẻ nhỏ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Đặc biệt là sữa mẹ, bú càng nhiều càng tốt. - Nếu trẻ bú bình: tiếp tục bú bình sau khi bù dịch. Giảm lượng sữa khác <50ml/kg/24h. - Nếu trẻ ăn dặm: bớt thức ăn nhiều mỡ và đường. Tăng lượng thức ăn bổ dưỡng. Số bữa ăn >6h. - Tuyệt đối không được nhịn ăn “để ruột nghỉ ngơi”. Điều này hết sức sai lầm và hết sức nguy hiểm. Thực tế cho dù bị tiêu chảy nhưng cơ thể vẫn có khả năng hấp thu 70 % chất dinh dưỡng. Nếu ăn tốt sẽ giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn. 5. Theo dõi và tái khám: Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu sau: - Các dấu hiệu của mất nước như tay chân lạnh, da nhợt nhạt, giảm lượng nước tiểu, lơ mơ, li bì, mệt mỏi, khát nước, uống nước háo hức, môi khô. - Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng, phân chứa máu và mủ, phân đen như hắc ín. - Ói tất cả mọi thứ sau ăn . - Trở nên rất khát. Trẻ không uống được. - Ăn uống kém hoặc bỏ bú. - Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị tại nhà. - Sốt cao hơn. - Co giật. II. Các biện pháp phòng chống bệnh: Để ngăn ngừa và phòng dịch lây lan, mọi người cần thực hiên tốt những khuyến cáo sau: 1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là biện pháp đơn giản rẻ tiền nhưng hiệu quả nhất để phòng bệnh tiêu chảy. - Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiểu. - Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B cho mỗi lần đi tiểu. - Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ. - Hạn chế vào vùng đang có dịch. 2. An toàn vệ sinh thưc phẩm: - Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi, đậy thức ăn tránh ruồi nhặng. - Không ăn rau sống, không uống nước lã. - Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua… 3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: - Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. - Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloraminB. - Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng. 4. Khi có tiêu chảy cấp: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 5. Tiêm chủng: - Phòng ngừa tiêu chảy: văc-xin rotavirus, văc-xin tả (uống). - Văc-xin rota được sử dụng qua đường uống, không phải đường tiêm như nhiều loại văc-xin khác. - Trẻ nhỏ nên bắt đầu liệu trình uống văc-xin rotavirus từ lúc 6 tuần tuổi và kết thúc liệu trình trước lúc 6 tháng tuổi để cơ thể sinh ra kháng thể. Tùy vào loại văc-xin mà phác đồ uống văc-xin rota khác nhau, có thể 2 hoặc 3 liều. - 6 tháng đầu đời là giai đoạn nhạy cảm nhất, cơ thể bé chưa sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh nên nếu nhiễm virus rota gây ra tiêu chảy sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy mà bé uống văc-xin rota trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe ban đầu.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|