imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

BỆNH TĂNG ACID URIC
Thứ hai, 24 Tháng 7 2023 08:55

 

H7

Nguyên nhân bệnh Tăng acid uric máu

Có nhiều nguyên nhân gây tăng acid uric máu, tựu chung lại chia thành hai nhóm lớn do tăng chuyển hóa nhân purin hoặc giảm thải trừ qua thận. Các nguyên nhân có thể kể đến:

  • Uống nhiều bia rượu
  • Chế độ ăn nhiều purin: phủ tạng động vật, tôm cua, hải sản, đậu hạt các loại, nấm…
  • Suy thận mạn
  • Do các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức: lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,..
  • Do thuốc: nhiều thuốc có thể làm tăng acid uric như corticoid, thuốc lợi tiểu (furosemide), aspirin, thuốc chống lao (Ethambutol, Pyrazinamid..)…
  • Do thiếu hụt enzym trong chuyển hóa purin (bệnh di truyền)

Triệu chứng bệnh Tăng acid uric máu

H8

Axit uric dư thừa sẽ biến thành các tinh thể hình kim trong khớp, gây ra các đợt bùng phát bệnh gout.

Khi tăng acid uric có triệu chứng, chúng thường biểu hiện ra thành cơn gút cấp (gout) trên lâm sàng. Lâu dài sẽ có tổn thương do gút mạn, tăng acid uric mạn tính

  • Cơn gút cấp: kinh điển thường xuất hiện sau một bữa ăn nhiều đạm, thường khởi phát vào nửa đêm. Đau dữ dội ở một khớp (hay gặp nhất là ngón chân cái). Đáp ứng tốt với colchicine.
  • Biểu hiện của gút mạn và tăng acid uric mạn tính:
  • Hạt tophi: do lắng đọng muối urat trong các mô liên kết. Thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trong. Khi hạt tophi vỡ sẽ chảy ra chất nhão trắng như phấn
  • Sưng đau biến dạng các khớp do lắng đọng acid uric tại khớp
  • Sỏi thận: sỏi uric, biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, đau ở hông lưng lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục, có thể tiểu máu
  • Suy thận do bệnh thận kẽ

 

Đối tượng nguy cơ bệnh Tăng acid uric máu

  • Uống nhiều bia rượu
  • Chế độ ăn nhiều đạm: hải sản, phủ tạng động vật
  • Béo phì
  • Ít vận động thể lực
  • Suy giáp
  • Bệnh thận mạn
  • Sử dụng thuốc giảm đau loại corticoid kéo dài
  • Các thuốc trong các bệnh lý tim mạch: aspirin, furosemide
  • Mắc các bệnh lý ác tính

Phòng ngừa bệnh Tăng acid uric máu

  • Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, giảm thức ăn chứa nhiều purin nếu bị tăng acid uric máu
  • Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • Không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế rượu bia

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tăng acid uric máu

  • Xét nghiệm: acid uric máu. Gọi là tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric máu ở nam trên 7mg/dl (420 µmol/L), ở nữ trên 6mg/dl (360 µmol/L)
  • Các xét nghiệm khác: chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu để tìm biến chứng thận của bệnh
  • Chọc dịch khớp nếu tràn dịch tìm tinh thể urat để chẩn đoán bệnh gút
  • X-quang khớp bị đau để tìm tổn thương khớp mạn tính

 

Hiện nay tại Trung tâm y tế Hàm Thuận Bắc có xét nghiệm Acic uric trong máu.bệnh nha hay người nhà thấy mình có biểu hiện như trên nên xét nghiệm và điều trị sớm đề giảm đau nhứt và ăn uống ,điều trị hợp lý .

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm