imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

PHÒNG CHỐNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Thứ sáu, 21 Tháng 7 2023 14:03

1.Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Theo thống kê hiện nay, cứ 4 người trưởng thành ở Việt Nam có 1 người mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên, chưa đến một nửa trong số những người tăng huyết áp biết được tình trạng bệnh của mình. Cứ 5 trường hợp tử vong, có 1 trường hợp liên quan đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe rất nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp còn gọi là cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác.

2. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp

- Tuổi: nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi , nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên.

- Thừa cân béo phì   

- Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do tăng huyết áp.

- Ăn nhiều muối, ít rau quả.

        - Ít hoạt động thể lực.

- Căng thẳng tâm lý.

- Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường, … 

- Tiền sử bệnh trong gia đình: nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình đã có người bị tăng huyết áp.

3.Triệu chứng thường gặp khi bị cao huyết áp

- Nhức đầu

     - Mỏi gáy                                                                                                     

   - Chóng mặt

   - Nóng phừng mặt      

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là những triệu chứng thường gặp khi huyết áp tăng cao tuy nhiên, có khoảng 1/3 trường hợp người bệnh không có dấu hiệu gì, chỉ phát hiện bệnh khi đo huyết áp tình cờ hay khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã có biến chứng như: nhồi máu cơ timđột quỵ hay suy thận mạn giai đoạn cuối.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám tổng quát và kiểm tra huyết áp định kỳ vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi.

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp đo được ≥ 180/120 mmHg kèm có kèm một trong các dấu hiệu sau như co giật, lừ đừ, nhìn mờ, nôn ói, hôn mê, khó thở, đau tức ngực dữ dội, khi đó thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

         4. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?

Để phòng ngừa tăng huyết áp mọi người nên thực hiện lối sống tốt cho sức khỏe từ sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy duy trì cân nặng lý tưởng, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp phù hợp.

  • Chế độ ăn lành mạnh: ít chất béo; ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn cá, thịt gia cầm loại bỏ da
  • Giảm lượng muối ăn vào, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao. Việc tập luyện thể dục giúp giảm huyết áp, giảm cân hoặc giữ cho bạn cân nặng phù hợp, và giảm stress
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu dư cân
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc
  • Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm