LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CAO HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ |
Thứ hai, 31 Tháng 7 2023 09:02 |
Tăng huyết áp thai kỳ là gì? Tăng huyết áp thai kỳ (tiếng Anh là Pregnancy-Induced Hypertension) là hiện tượng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường 6 tuần sau sinh. Huyết áp mang bầu cao ở mức độ nhẹ vào khoảng 140-159/90-109 mmHg, mức độ nặng khi ≥160/100 mmHg. (2) Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai Bệnh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính yếu sau:
Những rủi ro của cao huyết áp thai kỳ Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm: – Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai, có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời. – Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy và gây chảy máu cho mẹ. – Sinh non. – Tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật (với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20) có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.
Bà bầu bị cao huyết áp nếu được phát hiện sớm sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân cũng như thai nhi (Ảnh: INternet)
-Hội chứng HELLP: HELLP là biến chứng thai kỳ đặc trưng liên quan đến hiện tượng tan máu, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng và đây được xem là biến chứng của tiền sản giật.
Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm: buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng trên… Vì hội chứng HELLP có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, vậy nên cần sự can thiệp khẩn cấp từ bác sĩ để làm giảm huyết áp và trong một số trường hợp, sản phụ có thể phải tiến hành sinh non.
Các hình thức cao huyết áp thai kỳ
Một số trường hợp, cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai. Một số trường hợp khác, cao huyết áp xuất hiện khi đã mang thai.
– Cao huyết áp mãn tính: Cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai, tiếp tục phát triển khi đã mang thai, thậm chí có thể kéo dài hơn 12 tuần sau sinh.
– Cao huyết áp thai kỳ: Cao huyết áp xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường biến mất sau sinh.
– Tiền sản giật: Cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ đều có thể dẫn tới tiền sản giật. Nếu không được điều trị, nó có thể gây biến chứng thậm chí tử vong cho mẹ và bé.
Nguyên tắc lên thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu huyết áp cao
Sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật để tốt cho sức khỏe
Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp nên dựa theo những nguyên tắc như sau:
Một số thực phẩm thích hợp sử dụng cho mẹ bầu huyết áp cao
Cà rốt là nguyên liệu giúp mẹ kiểm soát tình trạng huyết áp tốt hơn
Những thực phẩm gợi ý dưới đây bổ sung hàm lượng dinh dưỡng lớn và có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng của mẹ bầu cao huyết áp:
Bà bầu cao huyết áp không nên ăn gì?
Không sử dụng các đồ uống kích thích hoặc thuốc lá với mẹ bầu cao huyết áp v Ngoài những thực phẩm nên sử dụng trong thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp, có những thực phẩm không tốt mẹ cần tránh như:
(nguồn: góc truyền thông khoa CSSKSS và PS-DD)
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|