LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯƠC |
Thứ hai, 31 Tháng 7 2023 08:54 |
Học bơi để nâng sức khỏe và phát triển thể lực, tầm vóc!
Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng và thiệt hại lớn đến tài sản. Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhất là vào dịp hè, các cháu học sinh được nghỉ học do chủ quan không nghĩ tới hậu quả gây nên những tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra cho bản thân gia đình và xã hội. 1. Nguyên nhân gây đuối nước: - Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. - Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước. - Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi,... 2. Cách sơ cứu đuối nước: Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân. vCách sơ cứu đúng như sau:
3. Các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước do Bộ y tế khuyến cáo:ü Làm cửa chắn và rào chắn quanh nhà nếu nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ... ü Làm rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước ü Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước (hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy…). ü Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (lu nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…) ü Giám sát kỹ trẻ khi đến khu vực có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm. ü Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ ü Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, xuồng, thuyền, đò,…). ü Trẻ em không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. ü Trẻ không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ; không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố. ü Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. ü Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào. ü Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi). ü Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối. 4. Những nguyên tắc an toàn khi bơi:
Có thể thấy rằng, nhà trường có vai trò quan trọng trong việc định hướng, giáo dục cho học sinh về phòng chống tai nạn đuối nước. Bởi học sinh tiếp thu hầu hết các kiến thức và kỹ năng sống ở trường học, những trường hợp đuối nước là do thiếu kỹ năng và thiếu hiểu biết. Thông qua bài tuyên truyền này, hi vọng nhà trường và các em học sinh sẽ vận dụng tốt các biện pháp phòng, chống, sơ cứu khi gặp nạn để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình, nhất là trẻ em. Mọi người, mọi nhà, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần tăng cường nhắc nhở con em mình luyện tập kỹ năng bơi lội ở những cơ sở dạy bơi có sự hướng dẫn của thầy cô dạy bơi, giúp các em có kỹ năng phòng, chống đuối nước. Để cho các em có một có kỳ nghỉ hè thực sự vui vẻ, an toàn và bổ ích. Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|