LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
TƯƠNG TÁC CÁC THUỐC NHÓM DẠ DÀY |
Thứ hai, 31 Tháng 7 2023 08:42 |
Loét dạ dày- tá tràng (LDD-TT) là bệnh phổ biến, việc điều trị thường kéo dài với sự kết hợp của nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc chính gồm: Thuốc trung hoà acid dịch vị (antacid), thuốc chống tiết acid dịch vị (cimetidin, ranitidin, omeprazon), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày . Gần đây với sự phát hiện ra vai trò của vi khuẩn H.pylory lại có thêm chỉ định dùng kháng sinh trong điều trị loét dạ dày- tá tràng. Vì phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc thì điều cần thiết là phải chú ý tới các tương tác có thể xảy ra giữa chúng với nhau hoặc với các thuốc khác. - Nhóm antacid chủ yếu đang dùng nhôm hydroxyd và muối hoặc hydroxyd của magiê (có trong gói alusi, viên gastrogel...). Nhóm này có thể hấp thụ một số thuốc khác ở đường tiêu hoá, có xu hướng làm tăng sự tháo sạch ở dạ dày và trong một chừng mực nhất định có thể gây kiềm hoá nước tiểu dẫn tới thay đổi hấp thu và bài tiết của nhiều thuốc khác. Điển hình như việc các antacid làm giảm hấp thu các tetracyclin, digoxin, sắt ở đường tiêu hoá, làm tăng thải trừ salicylat ở thận. - Nhóm PPI: Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc pH của dạ dày: Sự hấp thu của ketoconazol, itraconazol có thế giảm trong khi điều trị với esomeprazole. Dùng kết hợp omeprazol (40 mg x 1 lần/ngày) với atazanavir 300 mg/ritonavir 100 mg ở người tình nguyện khỏe mạnh làm giảm đáp ứng của atazanavir. Thuốc chuyển hóa nhờ CYP2C19: Esomeprazole là một chẩt ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazole, cần xem xét khả năng tương tác với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Một tương tác được quan sát giữa clopidogrel và omeprazol. Chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của tương tâc này. Để đề phòng, không nên sử dụng đồng thời esomeprazole và clopidogrel. Khi esomeprazole được dùng chung với các thuốc chuyển hóa bởi CYP2C19, như diazepam, citalopram, imipramin, clomipramin, phenytoin..., nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng. Nên theo dõi nồng độ phenytoin trong huyết tương khi bắt đầu hay ngưng điều trị với esomeprazole. Trong một thử nghiệm lâm sàng, khi dùng 40 mg esomeprazole cho những bệnh nhân đã dùng warfarin cho thãy thời gian đông máu vẫn còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một vài trường hợp chỉ số INR tăng cao có ý nghĩa lâm sàng đã được báo cáo khi dùng kết hợp warfarin và esomeprazole. - Trong nhóm thuốc ức chế tiết dịch vị (kháng H2) cimetidin được dùng nhiều nhất. Nhưng cimetidin lại là một chất có tác dụng ức chế các enzym chuyển hoá thuốc ở microsom gan, có thể làm giảm dòng máu qua gan và làm tăng tác dụng ức chế tuỷ xương của các thuốc khác. Người ta đã biết cimetidin ức chế chuyển hoá và do đó làm tăng tác dụng và độc tính của các benzodiazepin (diazepam, prazepam, alprazolam...), lidocain, phenytoin, theophylin, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng... Cimetidin còn làm giảm hấp thu ketoconazol ở ruột, giảm bài tiết procainamid ở thận và tăng tác dụng ức chế tuỷ xương của carmistin... - Sucralfat là một muối nhôm của sulfat disacarid, có thể dùng các antacid cùng với sucralfat trong điều trị loét dạ dày tá tràng để giảm nhẹ chứng đau, nhưng không được uống cùng một lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết của sucralfat trên niêm mạc. Nên uống antacid trước hoặc sau khi uống sucrafat 1/2 giờ. Các thuốc cimetidin, ranitidin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin,.. khi uống cùng sucralfat sẽ bị giảm hấp thu. Vì vậy, phải uống các thuốc này 2 giờ trước hoặc sau khi uống sucralfat. Dùng đồng thời citrat với sucralfat có thể làm tăng nồng độ của nhôm trong máu. Vì vậy, không nên sử dụng sucralfat với các chế phẩm citrat. Với các thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị loét dạ dày- tá tràng Tetracyclin hoặc doxycyclin có thể làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của các muối sắt, nhôm hydroxyd, phenobarbital, phenytoin... Amoxycyllin dùng cùng allopurinol, tăng nguy cơ dị ứng ngoài da. Metronidazol hoặc tinidazol dùng cùng với thuốc chống đông như warfarin có thể gây chảy máu nặng, dùng cùng với rượu, bia gây ngộ độc. Tài liệu tham khảo
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|