LIÊN KẾT WEBSITE
THÔNG TIN Y TẾ THẾ GIỚI
BẰNG KHEN
Trung tâm trên Facebook
DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ |
Thứ tư, 13 Tháng 9 2023 14:39 |
I/ ĐẠI CƯƠNG Dị vật đường thở là cấp cứu tai mũi họng, các dị vật ở thể lỏng hoặc rắn xâm nhập vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản thông qua miệng hoặc mũi. Đây là tai nạn nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không xử kịp thời, thường gặp ở trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. II/ BIỂU HIỆN KHI TRẺ BỊ MẮC DỊ VẬT - Trẻ đột ngột ho liên tục, ho như “ chó sủa”, sặc sụa, khàn tiếng hoặc mất tiếng - Khó thở, tím tái nhanh chóng. - Lờ đờ, vã mồ hôi, hơi thở yếu, khóc yếu - Ý thức tụt dần, hôn mê.
III/ NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ DỄ MẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Có nhiều nguyên nhân gây ra dị vật đường thở, gồm:
IV/ BIẾN CHỨNG KHI BỊ MẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Khi trẻ bị mắc dị vật đường thở nếu không xử lý kịp thở có thể gây ra các biến chứng sau: Viêm phế quản.
V/ CÁCH XỬ LÝ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
1/ Đối với trẻ lớn (từ trên 2 tuổi) thì làm thủ thuật Heimlich:
v Trường hợp trẻ còn tỉnh:
- Đứng hoặc quỳ phía sau, vòng 2 tay qua người trẻ
- Đặt 1 bàn tay (nắm đấm) dưới mũi ức
- Đặt bàn tay kia ôm lấy nắm đấm
- Ấn bụng mạnh hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên 5 lần
- Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có
- Nếu vẫn còn tắc nghẽn thì tiếp tục lặp lại ấn bụng như trên
Cách sơ cứu cho trẻ trên 2 tuổi
v Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh:
- Đặt trẻ nằm ngửa.
- Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ.
- Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ.
- Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
- Sau đó kiểm tra đường thở. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục làm lại các bước trên cho đến khi dị vật rơi ra hoặc đội cấp cứu tới.
2/ Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Tiến hành vỗ lưng, ấn ngực như sau:
v Vỗ lưng:
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ ưỡn tránh gập đường thở
- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
v Ấn ngực:
- Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới để trẻ khạc được dị vật ra ngoài
Vỗ lưng Ấn ngực
Cách sơ cứu cho trẻ dưới 2 tuổi
Sau khi sơ cứu tại chỗ, nếu dị vật vẫn không được lấy ra ngoài thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để xử lí kịp thời.
VI/ PHÒNG NGỪA TRẺ BỊ MẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
- Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị hóc cứng và tròn như: kẹo, các loại hạt đậu, mãng cầu, sa-pô-chê, thạch, nhãn...
- Không ép ăn khi trẻ đang khóc hoặc đang vui đùa, cười nhiều.
- Hãy tập trẻ thói quen không cho đồ vật vào miệng để ngậm mút.
- Nếu thấy trẻ đang ngậm đồ vật, bạn cần bình tĩnh, không la hét, mắng vì sẽ làm trẻ sợ dễ gây hốc dị vật hơn.
- Trẻ nên được ngồi thẳng khi ăn và phải được giám sát bởi người lớn.
- Trẻ nên được hướng dẫn cách nhai kỹ thức ăn và tránh la hét, nói cười, chạy nhảy hay khóc khi ăn.
- Để xa tầm tay trẻ những vật dụng hay những mảnh đồ chơi nhỏ.
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|