Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng… Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata L., Họ Đậu – Fabaceae hay cây vông nem còn có tên là Hải đồng bì, Thích đồng bì. Cây mọc ở khắp nơi nhưng đặc biệt ưa mọc ở ven biển, được trồng làm hàng rào, cây cảnh hoặc lấy lá ăn.
Cách trồng cây vông nem: Trồng Vông nem bằng cành hoặc bằng hạt. Bộ phận dùng, chế biến của cây vông nem: Lá Vông nem tươi phơi hoặc sấy khô; vỏ thân cây Vông nem phơi hoặc sấy khô; lá non dùng nấu canh ăn như một loại rau.
Công dụng, chủ trị cây vông nem: Vỏ Vông nem vị đắng, có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, Dùng làm thuốc an thần, gây ngủ. Còn dùng để chữa bệnh ngoài da, chữa răng sâu. Liều dùng cây vông nem: Ngày uống 2- 4g lá, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Vỏ cây dùng 6 – 12g. Chú ý: Người viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau không dùng. Đơn thuốc có cây vông nem: Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Vỏ Vông nem, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Cỏ xước, Ý dĩ nhân mỗi vị 15g, sắc uống. Từ lâu, lá vông được nhân dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt. Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày; có khi còn phối hợp với lá dâu non. Người bị huyết áp cao và trẻ em hay đổ mồ hôi trộm nên dùng. Các nghiên cứu dược lý cho thấy lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ huyết áp mà không có hiện tượng ngộ độc. Nhiều dạng thuốc có lá vông chữa mất ngủ đã được bào chế Nước sắc: Lá vông phơi khô 8-16g, cắt nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày. Thuốc hãm: Lá vông 16g, táo nhân 10g (sao đen), tâm sen 5g (sao thơm). Tất cả trộn đều, vò vụn, hãm với 1 lít nước sôi. Để nguội thêm hoa nhài tươi (2-3 bông), rồi uống làm nhiều lần trong ngày.
Cao lỏng: Lá vông, lạc tiên mỗi vị 400g; lá gai, rau má mỗi vị 100g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước 2-3 lần, chắt nước, lọc rồi cô lấy 700 ml. Thêm đường 1.000g, cô còn 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40 ml chia làm hai lần. Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu: Lá vông phối hợp với lá sen sắc uống. Chữa lòi dom: Lá vông và lá sen giã nát lấy nước uống; bã chưng nóng rịt vào hậu môn. Để chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày; kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại. Hoặc: Lấy lá vông nấu với lá cỏ xước và cá trê, rồi ăn cả cái lẫn nước.
|