imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

ĐAU MẮT ĐỎ
Thứ tư, 08 Tháng 11 2023 13:54

Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này

 Phân loại thuốc điều trị đau mắt đỏ 

Thuốc điều trị đau mắt đỏ là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng do các tác nhân gây viêm, nhiễm trùng hoặc kích ứng- những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ. Thuốc thường chứa các thành phần chống vi khuẩn, chống viêm, có tác dụng làm giảm đau và ngứa trong mắt.  Thuốc điều trị viêm kết mạc được phân thành 2 loại: 

  • Thuốc điều trị đau mắt đỏ tại chỗ 
  • Thuốc điều trị đau mắt đỏ toàn thân.

Thuốc điều trị đau mắt đỏ tại chỗ

1. Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo là một loại dung dịch có thành phần và tính chất giống như nước mắt tự nhiên. Do đó khi bị viêm kết mạc do dị ứng, virus hoặc vi khuẩn, sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp người bệnh làm sạch mắt, loại bỏ các vi khuẩn hoặc chất gây kích ứng cũng như cung cấp độ ẩm cho mắt.

2. Thuốc kháng sinh 

2.1. Kháng sinh nhóm aminoglycosid

  • Cơ chế tác dụng: Cơ chế của kháng sinh nhóm Aminoglycosid là thông qua khả năng ức chế sản xuất protein của vi khuẩn.Tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh Aminoglycoside để điều trị đau mắt đỏ có thể xảy ra như: 
  • Đỏ và chảy nước mắt
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Viêm giác mạc 
  • Ngứa và sưng mí mắt
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt động của DNA gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV. Hiệu lực của nó phụ thuộc vào chủng vi khuẩn: Chống lại DNA gyrase (topoisomerase II) hoặc topoisomerase IV.
  • Tác dụng không mong muốn : Các tác dụng phụ như: ngứa, nổi mề đay, phát ban, xung huyết kết mạc có thể gặp trong quá trình sử dụng nhóm kháng sinh Fluoroquinolon. Ngoài ra cũng đã có trường hợp bị sốc phản vệ khi sử dụng kháng sinh nhóm này. 

2.2. Kháng sinh nhóm fluoroquinolon

3. Corticosteroid

Corticosteroid là nhóm thuốc có thể được bác sĩ kê đơn nếu bệnh nhân bị viêm kết mạc nặng.

Lưu ý: Việc  sử dụng thuốc kéo dài cho bệnh lý viêm kết mạc có thể dẫn đến khởi phát bệnh tăng nhãn áp, suy giảm thần kinh thị giác và hình thành đục thủy tinh thể.

Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, các bệnh nhiễm trùng (nấm, vi khuẩn), suy giảm miễn dịch.

 Thuốc điều trị đau mắt đỏ toàn thân

4.1. Thuốc kháng Histamin H1


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Hoạt động của Trung tâm