imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 10:28

Bệnh Tay - Chân - Miệng là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Trong đó týp EV71 thường gây bệnh nặng hơn các týp khác, có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh Tay - Chân - Miệng dễ phát triển thành dịch, tính đến ngày 09/9/2024 huyện Hàm Thuận Bắc có 120 trường hợp mắc, so cùng kỳ năm 2023 có 134 trường hợp mắc, giảm 14 trường hợp.

 

Bệnh Tay - Chân - Miệng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, người lớn cũng mắc Tay - Chân - Miệng.

 

Bệnh Tay - Chân - Miệng lây qua đường tiêu hoá, do tiếp xúc với người bệnh thông qua: Phân, dịch (nước) mũi họng, trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, … bị nhiễm virus, do ăn uống phải thực phẩm nhiễm virus.

 

Những dấu hiệu chính nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng: Sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, mệt mỏi, nổi nốt phỏng trong miệng, nướu, lưỡi, mặt trong của má.

Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 - 2 ngày sau khi sốt, phát triển thành bóng nước và bể ra thành vết loét. Nốt phỏng thường thấy ở da: Lòng bàn tay, lòng bàn chân và nhiều nơi khác trên cơ thể.

Cách phòng bệnh Tay - Chân - Miệng: Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, cần làm tốt các biện pháp sau đây:

h73

1. Rửa tay cho bé nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

2. Người chăm sóc bé cũng phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho bé ăn và sau khi vệ sinh cho bé.

3. Không để bé mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

4. Cho bé ăn chín, uống chín và dùng chén, muỗng, dĩa, tô riêng.

5. Thu gom và sử lý phân, chất thải của bé.

6. Thường xuyên làm vệ sinh nền nhà, đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thông thường.

Bệnh Tay - Chân - Miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi bé mắc bệnh cần làm các việc sau:

1. Khi thấy bé bị sốt, có nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân, trong miệng, … đưa ngay đến cơ sở Y tế gần nhất.

2. Khi bé bị bệnh phải cho nghỉ học, hạn chế tiếp xúc với các bé khác.

3. Không làm bể các nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

4. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho bé ăn thức ăn lỏng và mềm.

“KHI THẤY BÉ CÓ DẤU HIỆU CỦA BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG, HÃY ĐƯA BÉ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT”

(Nguồn sưu tầm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành Phố Hồ Chí Minh)

 

 

Hoạt động của Trung tâm