imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Thứ hai, 26 Tháng 8 2024 10:20

Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính mà nhiều người mắc phải. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn cũng là một biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế tối đa các biến chứng của tăng huyết áp gây ra.

1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm và làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng bệnh lý cho người bệnh. Theo thời gian, bệnh cao huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu và là tiền đề xuất hiện các bệnh như: đau tim, bệnh thận, đột quỵ cùng nhiều các căn bệnh nguy hiểm khác.

Cao huyết áp cũng được coi là kẻ giết người thầm lặng vì triệu chứng bệnh của cao huyết áp thường không rõ ràng. Thực tế, nếu người bệnh không kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên thì sẽ không dễ dàng phát hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Vì thế hầu hết người bệnh đều phát hiện bệnh cao huyết áp ở giai đoạn muộn và đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, ngoài việc tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của các bác sĩ về việc sử dụng thuốc, lịch tái khám thì việc duy trì chế độ ăn khi bị tăng huyết áp hợp lý cũng rất quan trọng. Bởi chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp trong cơ thể.

2. Chế độ ăn cho người tăng huyết áp

Nguyên tắc trong chế độ ăn của người tăng huyết áp là ít muối, giàu kali, calci, magnesi, chất xơ, tăng chất béo không no, tăng an thần, giảm chất béo nguồn no như bơ, thịt mỡ, mỡ,... và giảm chất kích thích.

2.1 Phân bố tỷ lệ thành phần thức ăn hợp lý

  • Năng lượng: 30kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày. Cân nặng lý tưởng = số lẻ chiều cao x 0,9. Ví dụ người cao 153cm thì cân nặng lý tưởng sẽ được tính bằng 53 x 0,9 = 47,7kg.
  • Chất protein: 12-14% tổng năng lượng
  • Chất béo: 15-20% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1⁄3, nhiều nối đôi chiếm 1⁄3 và acid béo no chiếm 1⁄3 trong tổng số lipid. Do đó, thực phẩm nên ăn như dầu cá, dầu thực vật, vừng, lạc, cá,... Không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật: tim, gan, cật, lòng, não, tủy sống,...
  • NaCl: ăn nhạt tùy theo đối tượng có nhạy cảm với muối: natri 2000mg/ngày. Tổng số lượng muối ăn nacl từ muối, nước chấm và trong thực phẩm chỉ nên từ 406g/ngày.
  • Kali: 4000-5000mg/ngày
  • Canxi: 1000-1200mg/ngày
  • Chất xơ: 20-25g/ ngày
  • Đủ yếu tố vi lượng và vitamin ABC, E, acid folic
  • Số bữa ăn trong một ngày: 3-4 bữa

2.2 Ít muối, giàu kali, calci, và magnesi

  • Hạn chế muối ăn, và giảm mì chính, hạt nêm hay các chất phụ gia khác.
  • Không ăn thức ăn muối mặn như: dưa muối, cà muối, mắm tôm, mắm tép, cá khô, và thức ăn đóng hộp,...
  • Bổ sung thêm nhiều rau quả để có nhiều kali

2.3 Hạn chế thức ăn có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần

  • Bỏ rượu, nước chè đặc, cà phê,...
  • Tăng cường sử dụng các thức ăn có tác dụng an thần, hạ huyết áp

3. Thực đơn mẫu cho người tăng huyết áp

Thực đơn mẫu cho người tăng huyết áp bao gồm 1500kcal/ngày. Trong đó chất đạm 54g, chất béo 36g, và bột đường 238g.

  • Bữa sáng gồm có: bánh mì 1 cái, và sữa bột 25g.
  • Bữa trưa: Cơm: 2 bát cơm với 80g. Thịt lợn nạc kho 40g. Đậu phụ sốt thịt cà chua. Trong đó đậu phụ 60g, thịt nạc 20g, dầu 10ml. Cải bắp luộc 300g. Dưa hấu 200g
  • Bữa tối: Cơm 2 bát vơi 80g. Thịt bò xào khoai tây, trong đó thịt bò 20g, khoai tây 100g, dầu 10ml. Rau muống luộc 200g. Cam 200g.

Bệnh nhân có thể thay đổi các món trong ngày như sau:

  • Nhóm bột đường: gạo 70g tương đương 3 chiếc bánh mỳ, hoặc 180g bánh phở, 240g bún, hoặc 90g mỳ, 70g miến, hoặc 200g khoai lang, khoai sọ hoặc 300g khoai tây, 150g sắn củ.
  • Nhóm chất đạm: 40g thịt nạc tương đương 40g cá, tôm, lươn, hoặc 60g đậu phụ, hoặc 1 quả trứng, hoặc 25g sữa bột toàn phần, 20g sữa bột tách phần béo.

H70

 

                                                            Thực đơn cho người cao huyết áp

 

4. Các thực phẩm người cao huyết áp nên ăn

 

4.1 Rau lá màu xanh

 

Những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, giúp trung hòa natri trong cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, vì vậy mà huyết áp sẽ hạ.

 

Các loại rau có lá màu xanh như: rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali. Nên chọn những loại rau tươi, xanh vì các loại rau quả đóng hộp thường có thêm natri. Ngoài ra, cũng có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.

 

4.2 Những loại quả mọng

 

Các loại quả mọng, đặc biệt như quả việt quất rất dồi dào một hợp chất tự nhiên đó là flavonoids. Trong một nghiên cứu cho thấy việc hợp chất flavonoids trong thực phẩm có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp. Các loại quả mọng như: quả mâm xôi, quả dâu tây,... Sử dụng những loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng.

 

4.3 Khoai tây

Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất đó là magie và kali giúp hạ huyết áp. Đồng thời, khoai tây cũng rất giàu chất xơ và cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn. Có thể thay thế một củ khoai tây nướng như một món ăn chính trong bữa tối thay vì ăn những đồ ăn chứa bơ béo, muối, kem chua bằng sữa chua hay các món sốt nóng.

H71

 

                                                                    Khoai tây là thực phẩm giúp bạn no lâu

 

4.4 Củ cải đường

 

Củ cải đường hay còn gọi là củ dền là một loại thực phẩm rất tốt cho người cao huyết áp. Theo một nghiên cứu, bệnh nhân cao huyết áp sau khi uống nước ép từ củ cải đường thì huyết áp được cải thiện đáng. Ngoài ra, thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24 giờ đồng hồ. Có thể ép củ cải đường lấy nước uống hoặc nấu chín củ cải đường để ăn.

 

4.5 Sữa không đường

 

Các loại sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng rất tốt trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân cao huyết áp, đều rất hữu ích trong việc hạ huyết áp. Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì người bệnh nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.

 

4.6 Cháo bột yến mạch

 

Cháo bột yến mạch là loại thực phẩm có nhiều chất xơ, hàm lượng natri và chất béo thấp, giá thành rẻ. Vì vậy cháo bột yến mạch được xem là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến đối với những người huyết áp cao.

Thời điểm tốt nhất để ăn cháo bột yến mạch là vào buổi sáng, bởi vì cháo bột yến mạch không chỉ có tác dụng trong điều trị huyết áp cao mà còn là loại thực 

H72

 

                                                     phẩm bổ sung năng lượng cho cả ngày dài năng động.

 

 

 

Cháo yến mạch vừa có nhiều chất xơ và giúp điều trị huyết áp cao

 

4.7 Chuối

 

Chuối là một loại thực phẩm chứa nhiều kali rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Có thể chế biến bằng cách cắt quả chuối thành các lát nhỏ sau đó ăn cùng với ngũ cốc và bát cháo bột yến mạch, hoặc dùng chuối làm quả tráng miệng Chuối là loại thực phẩm ăn nhanh, rất tiện lợi, và rất rẻ.

 

Tóm lại, bệnh tăng huyết áp là một bệnh mãn tính và để lại các biến chứng nghiêm trọng nếu không được duy trì ở mức ổn định. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định. Bệnh nhân cao huyết áp có thể tham khảo các chế độ dinh dưỡng bởi những chuyên gia dinh dưỡng khi đi thăm khám định kỳ.

(Nguồn: Bệnh viện quốc tế Vinmec)

 

Hoạt động của Trung tâm