imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY
Thứ ba, 08 Tháng 7 2025 10:34

Thời tiết đã vào hè với nắng nóng và mưa nhiều, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, trong đó có bệnh tay-chân-miệng.                                             

Hiện nay tình hình dịch bệnh TCM toàn tỉnh tính đến ngày 25/5/2025 ghi nhận 288 ca mắc, tăng 20,8% so cùng kỳ 2024, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Riêng Hàm Thuận Bắc tính đến ngày 25/6/2025 toàn huyện đã có 154 trường hợp mắc, số mắc tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm 2024 ( 154/77), chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Số mắc TCM xảy ra tại 16/17 xã, thị trấn; các xã có số mắc cao như:; Hồng Sơn 20 ca; Ma lâm 20 ca; Hàm trí 18 ca; Hàm Đức 12 ca; ..., tại xã Đông Giang chưa ghi nhận trường hợp mắc.

Để chủ động ngăn chặn, phòng tránh lây lan và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh cần tập trung thực hiện 1 số nội dung sau:

  1. 1.Nội dung trọng tâm truyền thông:
  • §Tập trung vào nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu bệnh, và cách phòng bệnh.
  • §Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa.
  • §Khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế, không tự ý mua thuốc điều trị.
  1. 2.Đối tượng và địa điểm truyền thông:
  • §Ưu tiên khu vực đã có ca bệnh và gia đình có trẻ dưới 5 tuổi.
  • §Nơi tập trung trẻ nhỏ như nhà trẻ, mẫu giáo cả công lập và tư thục.
  • §Tại cơ sở y tế khám chữa bệnh cho trẻ.
  • §Các khu du lịch, vui chơi, giải trí có trẻ nhỏ.
  1. 3.Phương pháp và kênh truyền thông:
  • §Đẩy mạnh tuyên truyền qua loa truyền thanh xã, phường, thị trấn ở khu vực

đang có ca bệnh và khu vực có nguy cơ cao xảy ra bệnh dịch. (thông điệp khuyến cáo

về bệnh TCM).

  • §Đa dạng hoá trong sử dụng hình thức truyền thông trực tiếp như thăm hộ gia

đình, lồng ghép nói chuyện sức khoẻ tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo…

  • §Tăng cường lồng ghép tư vấn sức khoẻ trong các hoạt động khám, điều trị bệnh

ở các cơ sở khám và điều trị cho trẻ em và các buổi tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở y tế.

  • §Tổ chức các chiến dịch truyền thông về vệ sinh môi trường, thực hiện 3 sạch

“ăn sạch, uống sạch và ở sạch”, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

  1. 4.Tài liệu truyền thông:
  • §Sử dụng tài liệu truyền thông sẵn có (tờ rơi) tại PKĐK và các  Trạm Y tế xã, thị

trấn.

1 số hình ảnh về bệnh tay- chân- miệng 

H100

 

 

  1. 1.Khuyến cáo về phòng, chống bệnh TCM:

 

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày

 

(cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

 

  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm

 

bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống (ly, chén, dĩa, tô, muỗng), đồ chơi chưa được khử trùng.

 

  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi,

 

dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay tủ lạnh, ổ khóa, điều khiển từ xa (máy lạnh, quạt, TV,…), mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

 

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu

 

gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

  • Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông

 

báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

 

Hoạt động của Trung tâm