imgddn
X BỘ Y TẾ
1900.9095
TTYT HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
0623.865.106

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player

Powered by RS Web Solutions

Thông tin tuyên truyền
TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở TRẺ EM
Thứ ba, 14 Tháng 7 2020 10:44

Tập huấn công tác Truyền thông phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em, nước sạch vệ sinh môi trường cho chuyên trách và cộng tác viên năm 2020

Truyền thông phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của nghành y tế. Được sự hỗ trợ và phối hợp của chương trình phát triển vùng huyện Hàm Thuận Bắc. Ngày 21-22 và 28-29/05/2020 Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức 2 lớp tập huấn truyền thông về bệnh Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Tiêu chảy trẻ em, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, nước sạch vệ sinh môi trường.

Đọc thêm...
 
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SXH
Thứ ba, 14 Tháng 7 2020 10:41

 

Tình hình dịch bệnh SXH trong năm 2019 diễn biến tương đối phức tạp, số mắc SXH là 917 cas, trong đó có 8 ca nặng và không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (917/0/8). Tuy nhiên, nhờ công tác giám sát, nắm bắt cas bệnh chính xác và xử lý kịp thời nên tình hình dịch bệnh tương đối ổn định và không bùng phát. Trong năm đã tiến hành xử lý 89 ổ dịch nhỏ tại hầu hết các xã, thị trấn, đồng thời triển khai 2 Chiến dịch diệt lăng quăng/ bọ gậy cho 17/17 xã, thị trấn và 4 Chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng chống dịch SXH cho 03 xã: Hồng Sơn, Phú Long ( 2 đợt), Hàm Chính.

Đọc thêm...
 
GỬI NGƯỜI CHIẾN SĨ BLOUSE TRẮNG
Thứ ba, 14 Tháng 7 2020 10:30

T

ôi và em được nhận vào làm chung một thời điểm, cùng chung một khoa, đến nay gần một năm rồi. Chưa bao giờ thấy thương và nhớ em đến vậy. Cũng vì cái tính lép bép chọc hết người này sang người khác và cái chữ viết xấu tệ của em ấy làm cả khoa lúc nào cũng nhắc đến tên em , nay em đi làm nhiệm vụ hỗ trợ tuyến trên chống dịch rồi chưa biết khi nào mới về. Giữa mùa dịch Covid-19 đang rầm rộ khắp nơi từ sau Tết Nguyên Đán đến giờ, làm cho nhân viên y tế chúng tôi công việc nhiều hơn thường lệ, áp lực, nguy hiểm hơn, khi cuộc chiến chống lại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) vẫn còn kéo dài và diễn biến phức tạp. Hàng ngàn y, bác sĩ vẫn ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch, trực tiếp chiến đấu với virus.

Đọc thêm...
 
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2020
Thứ ba, 14 Tháng 7 2020 10:06

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 (từ ngày 15/4 /2020 đến 15/5/2020) năm nay diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phúc tạp trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc..

Đọc thêm...
 
U XƠ TỬ CUNG
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:57

 

 

 

 

U xơ tử cung là khối u lành tính, có nguồn gốc từ cơ trơn tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 35 – 50 tuổi. U xơ tử cung thường có ít triệu chứng nhưng khi khối u lớn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau do chèn ép và vô sinh.

       U xơ tử cung thường tiến triển chậm, có thể ngừng phát triển khi mãn kinh.

Đọc thêm...
 
HƯƠNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIƠI 14/11
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:40

 

Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức đầu tiên vào năm 1991 do Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng. Nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường, đáp ứng với tình trạng bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh trên toàn thế giới.

         Ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức vào ngày 14/11 để đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị cứu sống bệnh nhân đái tháo đường vào năm 1922.

           Logo ngày Đái tháo đường thế giới là một vòng tròn màu xanh dương – biểu tượng toàn cầu cho bệnh đái tháo đường đã được đưa ra để  nâng cao nhận thức bệnh đái tháo đường. Logo được đưa ra vào năm 2007 để đánh dấu việc thông qua các Nghị quyết của Liên Hợp Quốc ngày Đái tháo đường thế giới.

Đọc thêm...
 
BỆNH TIÊU CHẢY VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:37

 

I. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em:

1. Định nghĩa:

- Tiêu chảy là tình trạng tăng lượng dịch đột ngột trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng ≥ 3 lần trong vòng 24 giờ.

- Tiêu chảy cấp khi thời gian tiêu chảy < 14 ngày.

- Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên, trong đó không có 2 ngày liền ngưng tiêu chảy.

- Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn và virus gây nên. Đặc biệt trong thời tiết hiện nay, thời tiết giao mùa thì trẻ em càng dễ mắc phải.

Đọc thêm...
 
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 08:15

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA BỆNH TRĨ

(Theo tài liệu Bệnh học ngoại Trường ĐHYD TPHCM và ĐHYD Cần Thơ )

 

PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRĨ

 

           Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến tại vùng hậu môn- trực tràng, là căn bệnh dễ tái phát, có diễn biến khá phức tạp, gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời thì rất dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm vùng hậu môn, thiếu máu và thậm chí còn là tác nhân chính gây ung thư vùng hậu môn – trực tràng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

            Trĩ là giãn và sưng tĩnh mạch trực tràng. Trĩ nội nhô ra nhưng vẫn còn nằm trong ống hậu môn và có lớp màng nhày bao phủ. Trĩ ngoại nhô ra hậu môn và được lớp da ngoài hậu môn bao phủ.

            Bệnh trĩ phổ biến ở mọi xứ sở và tỉ lệ mắc bệnh khá cao, đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn. Đa số gặp ở người lớn tuổi và không gặp ở trẻ em, nam gấp đôi nữ.

Trĩ là căn bệnh khá tế nhị nên đại đa số bệnh nhân đều ngại chia sẻ, dẫn đến việc trì hoãn trong khâu chữa trị bệnh. Bên cạnh đó, một số người lại sợ thủ thuật cắt trĩ sẽ gây nhiều đau đớn , cho nên vẫn cố gắng chịu đựng âm thầm sống chung với bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhưng thường xảy ra ở những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như: ăn ít chất xơ, uống ít nước, táo bón thường xuyên, lười vận động đi lại hoặc ngồi nhiều, lao động nặng, nhịn đi tiêu thường xuyên, quan hệ tình dục qua đường hậu môn... Ngoài ra, còn do áp lực căng thẳng quá mức, stress, vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ, người béo phì, người già, phụ nữ mang thai và sau sinh... Với các biểu hiện chính là đi cầu ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ...

Vì thế ứ máu trong hệ thống tĩnh mạch hậu môn được coi là vai trò cơ bản trong sự phát triễn trĩ. Việc đi đại tiện phải rặn khi phân quá cứng, ngồi rặn lâu trên bồn cầu, tăng áp lực trong xoang bụng ở những người giãn phế quản, ho nhiều, người lao động nặng, phụ nữ mang thai, u đại trực tràng, bụng chướng... đều dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ.

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng chảy máu trực tràng. Việc điều trị chậm trễ khiến bệnh tiến triễn với nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa chất lượng cuộc sống, sức khỏe và cả hạnh phúc gia đình. Vì vậy, làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ tốt nhất? Các chuyên gia khuyên người bệnh nên nhanh chóng đến sơ sở y tế thăm khám khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường.

 

PHẦN II : CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG BỆNH TRĨ

v Chế độ ăn uống:

Đối với người bệnh trĩ thì có một chế độ ăn uống khoa học, đúng cách là rất cần thiết cho sức khỏe:

-         Uống nhiều nước khoảng 1.5 đến 2 lít / ngày, tăng cường các loại nước ép hoa quả

-         Chế độ ăn nhiều chất nhiều xơ : các loại rau xanh như rau diếp cá, cải bó xôi... giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.

-         Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, chiên xào, cà phê,bia, rượu và các thực phẩm chứa cafein

-         Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm nguy cơ táo bón: chuối, khoai lang, dưa hấu, thanh long, đu đủ, bí đỏ...

-         Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để tăng cường bổ máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở người bị chảy máu kéo dài.

NGOAI  HINH 1

NGOAI  HINH 2

TThức ăn nên tránh

 

-        - Ngũ cốc tinh chế

-         -Hạn chế thịt

Đọc thêm...
 
<< Bắt đầu < Lùi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 16 trong tổng số 23 trang.

Hoạt động của Trung tâm